Benjamin Graham - Nhà đầu tư thành công được xem như “ông thầy phố Wall” từng có lời khuyên rằng: “Đầu tư không phải là đánh bại người khác trong “trò chơi” của họ. Đó là việc kiểm soát bản thân trong “trò chơi” của chính mình.”
Có thể nói tâm lý hay cảm xúc là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đối với nhà đầu tư. Tuy nhiên trong quá trình giao dịch, thường rất khó kiểm soát được tâm lý của bản thân bởi chúng ta không tập trung vào việc nhận biết sự tồn tại của tâm lý. Vậy có những kiểu tâm lý nào cần được biết?
I. 05 tâm lý phổ biến trong giao dịch
1. Sợ hãi
Sợ hãi là tâm lý được nhắc đến nhiều nhất mà chúng ta phải đối mặt khi giao dịch.
Đây là biểu hiện xuất hiện nhiều ở người mới giao dịch. Họ sợ rất nhiều thứ: sợ mất tiền, sợ chiến lược không tốt,...
Tâm lý này cần được kiểm soát càng sớm càng tốt vì nếu không, nó sẽ như một rào chắn giữa bạn và thị trường, khiến bạn sẽ chẳng thể tham gia giao dịch được.
2. Tham lam
Đây là tâm lý phổ biến thứ hai sau sợ hãi. Mặc dù nó có thể đóng vai trò là động lực tích cực, kích thích các nhà giao dịch tiến xa hơn, thử các chiến lược giao dịch khác nhau và tìm ra các cơ hội giao dịch hấp dẫn, nhưng lòng tham cũng có thể gây ra một số hậu quả khó lường. Biểu hiện ở việc nhà giao dịch thường bỏ qua các nguyên tắc quản lý rủi ro an toàn để theo đuổi lợi nhuận bằng những quyết định bốc đồng không có căn cứ.
3. Hy vọng
Tại sao trong giao dịch, hy vọng lại là tâm lý tiêu cực?
Một nhà giao dịch trong thế “thua”, họ sẽ hy vọng dù là một tia sáng, một dấu hiệu nhỏ nhất của thị trường rằng xu hướng sẽ đảo chiều có lợi cho họ và phần lỗ sẽ chuyển thành lãi. Tuy nhiên, việc cố lờ đi trạng thái thua lỗ, nhà giao dịch có nguy cơ mất nhiều tiền hơn.
Một ví dụ điển hình, khi nhà giao dịch Golden Fund đang cố gắng bù đắp cho những khoản lỗ trong quá khứ và mở một hợp đồng lớn hơn nhiều so với khả năng quản lý rủi ro của họ, chắc chắn họ sẽ phá vỡ các quy tắc của chính mình. Và đương nhiên, khi không quản lý được rủi ro, thì rủi ro sẽ đến nhanh hơn bất kỳ lúc nào.
4. Thất vọng
Nếu sau khi hy vọng, thị trường không đi đúng theo tính toán của nhà giao dịch, thì ngay lập tức tâm lý thất vọng được sinh ra. Trạng thái tâm lý này rất dễ dẫn đến quyết định “trả thù”, nghĩa là muốn hành động ngay lập tức để có thể bù đắp lại những thiệt hại vừa gây ra. Họ sẽ giao dịch rất hăng mà không chú ý đến diễn biến thị trường cũng như chiến lược giao dịch của mình đặt ra trước đó, và dẫn đến họ càng thất bại.
5. Chủ quan
Đây là kiểu tâm lý thường hay xuất hiện ở những nhà đầu tư tự tin hoặc bảo thủ quá mức, luôn cho bản thân mình là đúng. Chỉ cần một vài lệnh thắng là tâm lý chủ quan của họ sẽ xuất hiện, khi đó họ bắt đầu trở nên tự tin và có dấu hiệu phá vỡ nguyên tắc giao dịch của bản thân. Đây là tâm lý cực nguy hiểm và gây không ít phiền toái cho nhiều nhà giao dịch.
II. Cách khắc phục
Chính vì những hậu quả của việc không kiểm soát tâm lý, chúng ta cần học phải học cách điều khiển và kiểm soát nó. Chúng tôi xin đưa ra 06 cách phổ biển như sau:
1. Xác định cụ thể và rõ ràng khoản vốn dùng để giao dịch
Nên là vốn tự có và nhàn rỗi. Cần phân biệt rõ vốn nhàn rỗi và vốn dự phòng, khi đó chúng ta sẽ không bị áp lực lên số vốn và kiểm soát được tâm lý giao dịch tốt hơn.
2. Ngừng giao dịch sau nhiều lần thắng hoặc thua liên tiếp
“Nhiều” ở đây thường là 03. Khi một sự kiện nào đó xảy ra ba lần liên tiếp, thật khó để không bị ảnh hưởng bởi nó. Ba trận thắng liên tiếp khiến chúng ta cảm thấy như một nhà giao dịch siêu đẳng, bất khả chiến bại và nghĩ rằng sẽ không thể thua. Ba trận thua liên tiếp khiến chúng ta cảm thấy mình như kẻ thất bại. Không ai muốn thua. Lúc đó rất dễ dẫn đến quyết định “trả thù” như đã nói ở trên.
3. Ngừng giao dịch khi thị trường biến động liên tục, nằm ngoài các phân tích nhận định.
Như chúng ta đã biết, thị trường luôn biến động và biến động liên tục. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến biến động thị trường như kinh tế, chính trị, môi trường…và có những nguyên nhân khách quan nằm ngoài dự đoán của con người nên đôi khi chúng ta không thể dự đoán trước được. Khi thị trường biến động mạnh và không theo bất kỳ một quy luật nào, thì ngừng giao dịch là một quyết định khôn ngoan.
4. Giảm tần suất giao dịch
Tình trạng “nghiện” giao dịch, không ngừng dán mắt vào màn hình để không bỏ sót một biến động nào của thị trường và vào lệnh liên tục được cho là không nên. Sẽ xảy ra hai trạng thái: Nếu lệnh có lãi, tâm lý chúng ta sẽ thoải mái. Nhưng nếu lệnh đang thua lỗ, ngay lập tức sẽ phát sinh tâm lý “trả thù” (giống như trên).
5. Học quản lý vốn và quản trị rủi ro
Nhà đầu tư Warren Buffett có hai nguyên tắc đầu tư cho mình: Nguyên tắc một là đừng bao giờ để mất tiền, nguyên tắc thứ 2 là đừng bao giờ quên nguyên tắc số 1. Đích đến của quá trình giao dịch Vàng nói riêng và đầu tư nói chung là lợi nhuận. Tuy nhiên trước đó bạn cần quản lý chặt vẽ vốn của mình, phải tính toán được rằng bản thân có thể chịu được khoản thua lỗ trong khoảng nào, cụ thể ra sao để chắc chắn rằng, quá trình giao dịch không gặp thuận lợi; và nếu có thua lỗ, số thua lỗ đó vẫn nằm trong dự tính, từ đó không ảnh hưởng đến tâm lý giao dịch.
III. Kết luận
Kiểm soát cảm xúc trong giao dịch là cực kỳ quan trọng. Quá trình tự đấu tranh tâm lý trong giao dịch để đưa ra quyết định là vô cùng khó khăn với người mới nếu không có sự chỉ dẫn rõ ràng và không có kiến thức
Đa phần chúng ta đều để thua lỗ xảy ra rồi mới để tâm đến tâm lý. Cứ như vậy, nhà giao dịch thường thua lỗ trong thời gian dài mà tâm lý thì không có chút cải thiện.
Vậy nên, trách nhiệm của nhà giao dịch là phải nhận biết được những tâm lý, những cảm xúc đó để có những hành động cụ thể khống chế hoặc ngăn cản nó lại.
Hi vọng bài viết này có thể cung cấp cho mọi người thêm thông tin, cách nhận biết các tâm lý trong giao dịch và cách kiểm soát chúng. Từ đó giúp nhà giao dịch có một quá trình đầu tư hiệu quả.
CÔNG TY CP VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ GOLDEN FUND
Mọi thông tin chi tiết liên hệ:
📌Website: https://goldenfund.vn/
📌Email: [email protected]
☎ Hotline: 0877.877.333 - 082.988.2929 (24/7)