Vàng được coi là kênh tích trữ lâu dài từ xa xưa. TÌm hiểu 5 lý do chính khiến kim loại quý này được coi là kênh đầu tư và tích trữ an toàn nhất nhé.
Có nhiều lý do khiến các thế hệ từ trước đến nay coi vàng là kênh tích trữ lâu dài. So với đầu tư chứng khoán, bất động sản hoặc kinh doanh thì đầu tư vào vàng ít rủi ro hơn ngay cả khi kinh tế suy thoái, lạm phát gia tăng.
Vàng là hàng rào bảo vệ khi kinh tế rơi vào suy thoái
Từ xưa, vàng là kim loại quý ở mọi quốc gia trên thế giới, vừa đóng vai trò là phương tiện thanh toán ở một số hoạt động kinh tế đặc biệt, đồng thời là nguyên liệu chế tác nữ trang và sản xuất một số mặt hàng đặc biệt.
Trước những biến động tiêu cực của nền kinh tế như lạm phát, suy thoái thì càng làm cho giá trị của vàng tăng thêm.
Trước đây, khi nạn đói năm 1979 xảy ra, chính phủ Việt Nam đã phải bán 40 tấn vàng để đổi thành 500 triệu USD dùng mua gạo cứu đói cho dân. Ở nước ta cũng như tất cả các quốc gia khác, chính phủ luôn yêu cầu ngân hàng trung ương phải dự trữ một lượng vàng nhất định để đảm bảo có nguồn vàng sử dụng trong các trường hợp biến động, bất ổn xảy ra đột xuất.
Đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ thì vàng được xếp vào một phần trong danh mục đầu tư để tạo sự cân bằng và an toàn bất chấp tình hình thị trường. Khi lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá nhưng không làm ảnh hưởng đến giá trị của vàng. Khi nội tệ giảm giá, bạn có thể đổi vàng ra ngoại tệ mà không bị rủi ro.
Trường hợp lãi suất thị trường giảm mạnh, trái phiếu trở nên kém hấp dẫn, mọi người có xu hướng mua vàng để đầu tư và tích trữ hơn là đổ tiền vào thị trường chứng khoán. Ngay cả khi thị trường chứng khoán suy thoái thì vàng cũng là giải pháp bảo vệ tài chính tốt nhất.
Vàng không bao giờ lỗi thời
Vàng được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống, trước tiên có thể thấy nhiều nhất là dùng vàng làm đồ trang sức, làm quà tặng, của hồi môn, chế tác các vật dụng trang trí nhà cửa… Vàng là biểu tượng của sự giàu sang và phú quý.
Thời đại ngày nay, vàng càng trở nên quan trọng bởi nó là kim loại cần phải có mặt trong các mối nối, thiết bị chuyển mạch quan trọng trong điện thoại di động. Để sản xuất một chiếc smartphone cần khoản 50mg vàng, trong khi điện thoại di động ngày nay được sản xuất với số lượng cực lớn nên lượng vàng tiêu thụ là rất khủng khiếp.
Ngoài ra, vàng cũng có mặt trong các linh kiện laptop, PC, chủ yếu trong các chip và CPU.
Vàng cũng được dùng để chữa bệnh và làm đẹp.
Chính vì những công dụng cực kỳ quan trọng này mà vàng luôn là kim loại quý giá từ xưa đến nay.
Giá vàng luôn có xu hướng tăng trong thời gian dài
Trong giai đoạn ngắn ta có thể thấy giá vàng lên xuống biến động liên tục. Nhưng xét trong khoảng thời gian dài từ 5 năm đến 10 năm trở lên thì vàng luôn có xu hướng tăng giá bất chấp biến động của nền kinh tế ra sao.
Dễ thấy nhất là khoảng những năm 1990, một lượng vàng chỉ có giá 5 triệu đồng. Những năm tiếp theo, vàng tăng dần lên trên 20 triệu đồng/lượng rồi lên trên 45 triệu đồng/lượng. Cho đến hiện nay thì giá vàng đã có lúc cán mốc 70 triệu đồng.
Từ khi con người phát hiện ra vàng và sử dụng làm công cụ trao đổi, cho đến nay, sự phát triển của ngành công nghiệp và trang sức đã khiến giá trị của vàng tăng lên nhanh chóng.
Trong dài hạn, xu hướng của giá vàng luôn là đi lên và tăng bền vững. Ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng, người dân có xu hướng tích trữ nhiều vàng hơn làm giá vàng tiếp tục bị đẩy lên cao.
Vàng ngày càng trở nên khan hiếm
Việc khai thác vàng rất khó khăn, không giống như than đá hay những kim loại khác. Việc tìm kiếm mỏ vàng và tiến hành khai thác cũng cực kỳ tốn kém, quá trì gia công mất nhiều thời gian và công sức. Chính vì thế mà không có gì ngạc nhiên khi giá trị của nó cao gấp nhiều lần.
Các mỏ vàng không tự nhiên sinh ra mà nó cần điều kiện rất khắc nghiệt mới hình thành. Theo kết quả nghiên cứu của Dion Weatherley, nhà địa vật lý thuộc Đại học Queensland thì động đất gây ra hiện tượng đứt gãy địa chất, tạo nên vô số khe hở dưới độ sâu khoảng 10km.
Điều kiện áp suất và nhiệt độ cao cộng với việc các chất silic dioxide, carbon dioxide và một số chất cần thiết khác là điều kiện thuận lợi tạo ra vàng. Sau đó, các trận động đất khác khiến các khe hở mở rộng làm cho áp suất giảm đột ngột, nước nhanh chóng bốc hơi, vàng bị kết tủa gần như ngay lập tức.
Các nhà khoa học cho biết, vàng hiện nay đang lưu thông trên toàn thế giới có nguồn gốc từ các mạch trầm tích hình thành từ 3 tỷ năm trước đây. Thiên nhiên phải mất 100.000 năm để tạo thành 100 tấn vàng.
Ước tính trữ lượng vàng trên thế giới tổng cộng 250 ngàn tấn. Con người đã khai thác được khoảng 150 nghìn tấn vàng từ lòng đất. Với sản lượng khai thác hàng năm trung bình là 2.300 tấn thì quặng vàng sẽ cạn kiệt vào năm 2050.
Do con người khai thác trong hàng ngàn năm mà kim loại này đang trở nên kiệt quệ mà chưa tìm ra nguyên liệu nào thay thế. Sản lượng khai thác vàng càng giảm thì giá trị của vàng càng tăng.
Tích trữ vàng là thói quen và truyền thống
Từ hàng ngàn năm trước, quan niệm cất giữ vàng bạc đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người vì giá trị của vàng không sản phẩm nào có thể thay thế được. Vàng là biểu tượng của giàu sang phú quý và quyền lực.
Việc tích trữ vàng nhằm đảm bảo nguồn lực tài chính của bản thân và gia đình. Người dân mua vàng không chỉ nhằm mục đích đợi tăng giá mà còn muốn phòng thủ tài chính, tạo cảm giác an toàn, khi có việc cần đến có thể bán được ngay mà không mất giá.
Ngoài ra, vàng còn là của hồi môn không thể thiếu trong các đám cưới. Ở Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan và Ấn Độ… vàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cả kinh tế cũng như đời sống tinh thần.
Hy vọng những kiến thức Golden Fund chia sẻ có thể giúp bạn hiểu được nhưng lý do khiến vàng là kênh tích trữ an toàn và lâu dài. Bạn cũng có thể đưa vàng vào danh mục đầu tư dài hạn để đảm bảo cân bằng và an toàn cho toàn bộ khoản đầu tư của mình.