Các mô hình giá thường gặp trong PTKT - Phần 2

  • Chia sẻ bài viết:

Những biểu đồ này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình giao dịch của các nhà đầu tư. Thông thường, các mẫu hình được tạo ra từ sự biến động của giá qua thời gian và thường được sử dụng để dự đoán xu hướng giá trong tương lai.


4. Mô hình cái nêm

Định nghĩa: Mô hình cái nêm là mô hình giá xuất hiện sau một xu hướng tăng hoặc giảm và dự báo khả năng đảo chiều hoặc tiếp diễn của xu hướng trước đó.

Đặc điểm:

  • Mô hình cái nêm tăng: là hai đường hỗ trợ và kháng cự cùng dốc lên, hội tụ tại một điểm chếch lên so với phần thân; hai đường hỗ trợ và kháng cự sẽ ngược lại trong mô hình cái nêm giảm.
  • Một yêu cầu cần thiết là giá phải chạm vào mỗi đường trendline ít nhất là 2 lần, tức là tổng cộng tối thiểu có 4 điểm giao nhau; tại điểm phá vỡ trendline mô hình sẽ hoàn thiện.
  • Đối với mô hình cái nêm tăng khi khi giá phá vỡ kháng cự của mô hình cái nêm thì xu hướng sẽ tiếp diễn. Trong trường hợp phá vỡ hỗ trợ thì sẽ đảo chiều xu hướng.

Mô hình cái nêm là mô hình giá xuất hiện sau một xu hướng tăng hoặc giảm

Chiến lược giao dịch: Thông thường, điểm vào lệnh sẽ được xác định khi mô hình được hình thành sau khi điểm phá vỡ xuất hiện, có 2 cách vào lệnh

  • Vào lệnh tại điểm phá vỡ (lệnh mua với phá vỡ kháng cự và lệnh bán với phá vỡ hỗ trợ).
  • Vào lệnh tại giá đóng cửa của cây nến xác nhận.

>> Xem thêm: Các mô hình giá thường gặp trong PTKT - Phần 1.

5. Mô hình tam giác hướng lên

Định nghĩa: Mô hình giá này thường xuất hiện ở giữa một xu hướng tăng, dự báo rằng phe bán đang dần yếu thế trong khi phe mua đang chiếm vị thế áp đảo và ngày càng tăng mạnh.

Đặc điểm: Mô hình xuất hiện 1 cạnh ngang bên trên và 1 cạnh dốc lên bên dưới cho tam giác, diễn ra do giá đã gặp 1 vùng kháng cự mà phe mua không thể đẩy giá vượt qua đó. Tuy nhiên họ dần dần đẩy giá lên cao hơn, thể hiện qua việc tạo ra những đáy cao hơn ở bên dưới.

Điển hình mô hình tam giác hướng lên

Chiến lược giao dịch:

Thông thường, điểm vào lệnh sẽ được xác định khi mô hình được hình thành sau khi điểm phá vỡ xuất hiện, có 2 cách vào lệnh:

  • Vào lệnh tại điểm phá vỡ kháng cự
  • Vào lệnh khi giá kiểm định lại hỗ trợ (kháng cự cũ) 

6. Mô hình tam giác hướng xuống

Định nghĩa: Mô hình xuất hiện sau xu hướng tăng, báo hiệu sự tạm dừng của xu hướng hiện tại. Các đỉnh sau ngày càng thấp xuống chứng tỏ bên bán đang mạnh lên nhằm phá vỡ hỗ trợ.

Đặc điểm: Mô hình có cạnh tam giác trên dần dốc xuống có thể giao với đường hỗ trợ giá. Các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, tại điểm phá vỡ giá có xu hướng giảm mạnh.

Mô hình tam giác hướng xuống có cạnh tam giác trên dần dốc xuống có thể giao với đường hỗ trợ giá.

Chiến lược giao dịch:

Thông thường, điểm vào lệnh sẽ được xác định khi mô hình được hình thành sau khi điểm phá vỡ xuất hiện, có 2 cách vào lệnh:

  • Vào lệnh bán tại điểm phá vỡ hỗ trợ.
  • Vào lệnh bán khi giá kiểm định lại kháng cự (hỗ trợ cũ).

 

Cảm ơn mọi người đã tham khảo bài viết này của Golden Fund.


caret-up-solid