CÔNG BỐ CỦA FOMC QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ VÀNG?

  • Chia sẻ bài viết:

o6mvKof9ytRpzGbXSv9OyRmqkfob6wyeM9ZrCB4l.jpg

 

1. FOMC là gì?

FOMC (The FEDeral Open Market Committee) – Ủy ban Thị trường Mở Liên bang, là cơ quan tạo lập chính sách tiền tệ của Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED), bao gồm 12 thành viên, trong đó có 7 thành viên từ Hội đồng Thống đốc và 5 thành viên khác được chọn luân phiên từ 12 Chủ tịch của các chi nhánh. 
Mỗi năm họ sẽ có khoảng 8 cuộc họp FOMC được diễn ra và không có thời gian cố định, tùy vào tình hình kinh tế và tình hình thị trường tài chính nhằm đưa ra quyết định về các mức lãi suất ngắn hạn, cũng như xem xét về việc tăng giảm lượng tiền lưu thông.
Biên bản cuộc họp thường được công bố vào lúc 01h00 sáng thứ Năm vào mùa hè và 2h sáng vào mùa đông theo giờ Việt Nam.

2. Chức năng và nhiệm vụ 

Hai mục tiêu chính của FED là thông qua việc hoạch định chính sách tiền tệ nhằm:

- Ổn định giá cả và duy trì lãi suất dài hạn ở mức vừa phải 

+ Giá cả hàng hóa được đại diện bởi lạm phát. Hoa Kỳ luôn luôn hướng đến nền kinh tế của mình đạt được một tỷ lệ lạm phát thấp và ổn định, con số mục tiêu là 2%. Điều này giúp vận hành nền kinh tế hiệu quả hơn, người dân có thể giữ tiền mà không cần phải lo lạm phát sẽ làm hao mòn sức mua của USD. Hơn nữa, doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định tài chính dài hạn một cách chính xác nhất, bao gồm cả việc vay hoặc cho vay, tiết kiệm hoặc đầu tư vì đồng tiền sẽ không bị mất giá quá nhiều trong dài hạn. 
+ FOMC điều chỉnh lãi suất trên thị trường bằng cách công bố mức lãi suất mục tiêu

- Gia tăng cơ hội việc làm của thị trường lao động


Cũng liên quan tới lạm phát. Khi lạm phát giảm và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, FOMC sẽ điều chỉnh giảm lãi suất, kích thích nhu cầu đầu tư và mở rộng sản xuất. Kết quả là số lượng việc làm tăng lên, nền kinh tế được cải thiện.
** Ngoài ra, trong thời kỳ khủng hoảng, để đảm bảo thống nhất của hệ thống tài chính, FOMC còn đảm nhiệm vai trò quản lý cung tiền, nhằm cung cấp thanh khoản trong thời kỳ khủng hoảng vốn dĩ có tính thanh khoản kém.

3. Nội dung được đề cập trong các cuộc họp FOMC (FOMC Meeting)

- Lãi suất quỹ Liên bang - FFR (FED Funds Rate): là lãi suất mà các ngân hàng thương mại áp dụng để cho vay lẫn nhau hay còn gọi là lãi suất liên ngân hàng. FFR cũng chính là nội dung quan trọng nhất trong các buổi họp của FOMC.
Lãi suất được lập để hỗ trợ 2 mục tiêu cơ bản mà chính sách tiền tệ của Mỹ hướng đến như đã nói ở trên.
- Tại cuộc họp, các thành viên đưa ra ý kiến về chính sách mà họ cho là tốt nhất trong điều kiện hiện tại của nền kinh tế và dựa trên quan điểm cá nhân về triển vọng kinh tế.
Họ cũng bình luận về những từ ngữ sẽ được sử dụng trong bản thông báo mà FED sẽ đưa ra.
- Mọi đề xuất của các thành viên đều được ghi chép vào một biên bản. Biên bản này sẽ được công bố sau 2 tuần kể từ khi cuộc họp diễn ra. Mặc dù, sau khi cuộc họp kết thúc, chủ tịch của FOMC, cũng là chủ tịch của FED sẽ phát biểu về kết quả của cuộc họp nhưng chắc chắn là nội dung sẽ không thể rõ ràng và cụ thể bằng biên bản này. Chính vì thế, điều mà nhà đầu tư trên các thị trường tài chính quan tâm nhất chính là biên bản của cuộc họp này.
Biên bản này thường được công bố vào lúc 01h00 sáng thứ Năm theo giờ Việt Nam, vào mùa hè và 02h00 sáng vào mùa đông.

4. Các công bố của FOMC ảnh hưởng như thế nào đến thị trường tài chính 

Có thể các cuộc họp của FOMC sẽ liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế khác nhau, nhưng tất cả đều quy chung về một mục tiêu duy nhất là tăng trưởng bền vững nền kinh tế, và điều chỉnh lãi suất là chính sách cuối cùng để đạt được mục tiêu này.

Quyết định tăng hoặc giảm lãi suất của FOMC sẽ tác động trực tiếp đến giá trị đồng đô la Mỹ. Nếu điều chỉnh tăng lãi suất, đồng USD sẽ tăng giá, khi đó chi phí của việc nắm giữ vàng tăng lên và điều này ảnh hưởng tiêu cực đến giá vàng. Ngược lại, một chính sách điều chỉnh giảm lãi suất sẽ làm cho đồng USD mất giá đồng thời giá vàng sẽ được hưởng lợi.

Một sự thật không thể chối bỏ, USD chính là đồng tiền uy lực nhất thế giới. Bất kỳ một sự biến động nào về giá trị của nó cũng sẽ tác động đến nền kinh tế toàn cầu. Vàng cũng là một trong những tài sản bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự biến động của USD.

Là một nhà đầu tư tài chính nói chung cũng như Vàng phái sinh nói riêng thì không thể bỏ qua các công bố của FOMC, vì nó giúp chúng ta nắm bắt được tình hình chung của nền kinh tế Mỹ, nhận định được chiều hướng biến đổi của đồng USD. Từ đó, dự đoán xu hướng biến động của Vàng cũng như toàn bộ thị trường tài chính để tìm ra cơ hội mang về lợi nhuận tiềm năng.
 

Cảm ơn quý vị đã quan tâm!


CÔNG TY CP VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ GOLDEN FUND
Mọi thông tin chi tiết liên hệ:
📌Website: https://goldenfund.vn/
📌Email: [email protected]
☎ Hotline: 0877.877.333 - 082.988.2929 (24/7)


caret-up-solid