Hãy cùng tìm hiểu tổng quan về hiệu ứng tâm lý này trong đời sống nói chung và trong đầu tư nói riêng. Qua đó, bạn có thể tự nhận thức cũng như phát hiện ra nó, từ đó cảnh giác, phòng tránh trong những lần sau.
FOMO là gì?
FOMO (Fear of missing out) là một hiệu ứng tâm lý khiến bạn luôn cảm thấy sợ bị bỏ lỡ cơ hội khi không chạy theo đám đông. Bạn thường chạy theo số đông và làm theo những gì người khác làm vì sợ bản thân bị lạc hậu, bị bỏ rơi do không bắt kịp xu hướng của thời đại.
Tâm lý FOMO trong đầu tư
Hiệu ứng tâm lý Fear of missing out là một hội chứng rất phổ biến thường gặp ở các nhà đầu tư, kể cả các nhà đầu tư giàu kinh nghiệm. Hiệu ứng tâm lý này chính là cảm giác khi giá của tài sản tăng liên tục, lúc này nhà đầu tư lo sợ sẽ bỏ lỡ “khoản lời” mà các nhà đầu tư khác đang được hưởng. Từ tâm lý này thôi thúc việc mua tài sản đó ngay lập tức mà chưa tìm hiểu hay phân tích tiềm năng phát triển thực sự nó.
Quyết định này của nhà đầu tư hoàn toàn không dựa trên những nghiên cứu hay sự am hiểu về thị trường mà chỉ là một hành động dựa theo cảm tính, bị điều khiển bởi tâm lý này.
Tác hại của hội chứng FOMO
Hiệu ứng tâm lý Fear of missing out là một hội chứng phổ biến không chỉ trong đầu tư mà trong cả cuộc sống thường ngày. Hiệu ứng tâm lý này có ảnh hưởng lớn tới quá trình ra quyết định của nhà đầu tư, từ đó gây ra nhiều tác hại khôn lường.
FOMO khiến nhà đầu tư luôn trong một trạng thái tinh thần thấp thỏm, nơm nớp lo lắng. Nhà đầu tư không thể tập trung vào việc gì khác ngoài nghe ngóng diễn biến thông tin từ thị trường và nghe ngóng quyết định của các nhà đầu tư khác để hành động theo số đông.
Đặc biệt, với những nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm và không có một chiến lược đầu tư rõ ràng thì sẽ rất dễ bị hiệu ứng tâm lý này tác động, điều khiển khi ra quyết định mua vào hay bán ra tài sản.
Ví dụ nếu một mã tài sản nào đó có giá tăng liên tục, trở thành xu hướng được nhiều người mua vào chờ giá đạt đỉnh rồi bán ra; khi đó, hiệu ứng FOMO khiến bạn có tâm lý lo sợ sẽ bỏ lỡ cơ hội nếu không mua vào tại thời điểm này.
Có khi giá đã lên tới đỉnh mà bạn vẫn không biết và quyết định mua vào. Ngay sau khi mua vào thì giá giảm mạnh khiến bạn không kịp trở tay, phải bán khống và thiệt hại lớn. Cũng có trường hợp giá tài sản chỉ giảm tạm thời, nhưng hiệu ứng tâm lý này khiến bạn không dám giữ tài sản mà bán khống ngay vì hoảng loạn.
Nguyên nhân nhà đầu tư dễ mắc bẫy FOMO
Để có thể tránh mắc bẫy Fear of missing out, chúng ta cần hiểu được có những nguyên nhân nào dẫn đến tâm lý này khi tiến hành đầu tư và giao dịch . Có thể nhận định hầu hết các nguyên nhân đều xuất phát từ những yếu tố chủ quan từ phía các nhà đầu tư.
Thiếu hiểu biết về thị trường
Nguyên nhân thiếu hiểu biết về thị trường thường chỉ xuất hiện ở các nhà đầu tư mới tham gia thị trường. Họ chưa dành đủ thời gian để nghiên cứu kiến thức về thị trường, về các mã tài sản của các công ty,… Họ cũng chưa có nhiều kinh nghiệm nên dễ ra quyết định theo cảm tính, theo số đông, bị hiệu ứng tâm lý này điều khiển chứ không dựa vào lý trí và chiến lược đầu tư.
Sợ mất cơ hội
Nguyên nhân dẫn đến FOMO còn do nhà đầu tư sợ bỏ lỡ cơ hội thu được lợi nhuận lớn. Sự ám ảnh về lợi nhuận cao khiến nhà đầu tư có thể đi chệch hướng so với chiến lược đầu tư ban đầu. Điển hình như trường hợp nhà đầu tư tiếp tục giữ tài sản và không có ý định bán ra khi đã đạt được mức lãi kỳ vọng. Kết quả là họ sẽ không trở tay kịp khi giá tài sản tuột dốc đột ngột và mất cả gốc lẫn lời chỉ trong vài giây.
Tâm lý chạy theo số đông, không có chiến lược rõ ràng
Tâm lý chạy theo số đông xuất hiện chủ yếu ở những nhà đầu tư mới tham gia thị trường. Tâm lý Fear of missing out xuất hiện khiến họ thường đưa ra các quyết định dựa theo những nhà đầu tư khác mà không có cho mình một chiến lược rõ ràng.
Nhà đầu tư quyết định mua hay bán hoàn toàn chỉ dựa trên diễn biến thị trường . Nếu giá tài sản tăng một chút thì họ sẽ mua vào một chút. Nếu giá tài sản tăng mạnh thì họ mua nhiều hơn. Họ sợ hãi, bắt đầu bán khi giá giảm và bán tháo khi thấy giá giảm mạnh.
Quá tham vọng
Tâm lý quá tham vọng, quá kỳ vọng vào lợi nhuận thu được khiến các nhà đầu tư không biết điểm dừng đúng lúc. Họ hi vọng rằng tài sản đang tăng sẽ tiếp tục tăng liên tục. Tuy nhiên, hi vọng càng lớn thì thất vọng càng nhiều. Quá tham vọng khiến nhiều nhà đầu tư bị tâm lý chi phối.
Có thể nói thị trường là nơi khá khốc liệt và không dễ bị thao túng như chúng ta nghĩ. Vì vậy, với ý nghĩ chủ quan chỉ một giây mất cảnh giác mỗi nhà đầu tư có thể là con mồi cho thị trường xâu xé dẫn đến thua lỗ nặng nề bất cứ khi nào.
Kinh nghiệm tránh “sa bẫy” FOMO
Fear of missing out gây ra nhiều tác động xấu tới cả sức khỏe tài chính và sức khỏe tinh thần của nhà đầu tư. Bạn hoàn toàn có thể vượt qua hiệu ứng tâm lý này nếu có được sự hiểu biết nhất định về tâm lý này. Sau đây Yuanta Việt Nam sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm tránh sa bẫy tâm lý trong đầu tư .
Nghiên cứu kỹ thị trường
Sự thiếu hiểu biết về thị trường là nguyên nhân đầu tiên khiến bạn bị FOMO điều khiển. Một khi đã nắm trong tay các kiến thức về thị trường, về các mã tài sản, môi trường kinh tế – xã hội, tài chính, hiểu rõ về doanh nghiệp… là bạn gần như đã có đủ các dữ liệu để xây dựng cho mình một chiến lược đầu tư hợp lý, tránh chạy theo số đông.
Học cách làm chủ cảm xúc
“Cảm xúc là kẻ thù của lý trí”. Mỗi một quyết định cần có sự kết hợp giữa cả con tim và lý trí. Hãy biết cách giữ một cái đầu lạnh, đừng để cảm xúc bị tác động bởi những người khác.
Đứng trước mỗi một quyết định đầu tư, bạn hãy dành thời gian để xem xét và phân tích thị trường cũng như doanh nghiệp, đừng để cảm xúc lên ngôi và bị điều khiển bởi tâm lý FOMO.
Linh hoạt thay đổi chiến lược
Khi đã xây dựng được cho bản thân một chiến lược đầu tư, bạn cần nhớ rằng chiến lược không phải là một khuôn mẫu cứng nhắc. Chiến lược đầu tư luôn cần được thay đổi, điều chỉnh để thích ứng với các biến động từ thị trường.
Kịp thời cắt lỗ
Khi đầu tư, bạn cần tự thiết lập cho mình quy tắc cắt lỗ. Khi thấy giá tài sản giảm, thị trường có dấu hiệu xấu đi, bạn nên tự tin vào chiến lược và sự hiểu biết về thị trường của mình để cắt lỗ đúng lúc, tránh thua lỗ nặng. Có rất nhiều cơ hội mở ra phía trước, kịp thời cắt lỗ sớm giúp bạn bảo toàn phần nào số vốn và đầu tư cho các mã tài sản khác trong tương lai.
Đầu tư chưa bao giờ là đơn giản. Thị trường ngày càng cạnh tranh, trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Trên con đường dẫn tới thành công khi đầu tư, hiệu ứng tâm lý Fear of missing out là một hòn đá tảng cản trở bạn.