Giá vàng và usd có mối quan hệ như thế nào?

  • Chia sẻ bài viết:

Mối tương quan nghịch đảo giữa vàng và đồng USD là một trong những mối quan hệ được quan tâm nhiều nhất trên thị trường tiền tệ. Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao giá vàng và giá USD lại ngược nhau như thế chưa? Hãy cùng Golden Fund tìm hiểu nhé!


1. Nguyên nhân hình thành mối quan hệ giữa giá vàng và giá USD

Vàng được xem là tiền tệ quốc tế từ thời cổ đại cho tới những năm 70 của thế kỷ 20, nó bắt đầu bị thay thế bằng tiền giấy vì sự tiền lợi và giá trị tương đương với các hàng hóa. Tới tận ngày nay, vàng vẫn giữ được giá trị đỉnh cao của nó, tuy không sử dụng trong giao thương nhiều nhưng vàng được dự trữ trên toàn thế giới để phòng chống lạm phát và có thể quy đổi khắp thế giới.

Đồng USD hay đồng Đô la Mỹ là tiền tệ chính thức của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, tính tới thời điểm hiện tại thì đồng USD vẫn là đồng tiền dự trữ quốc tế, tức là đồng tiền hay được sử dụng trong giao thương toàn cầu. Vì vậy, cả đồng USD và vàng đều là công cụ tiền tệ dự trữ quốc tế.

Từ năm 1900 đến năm 1971, chế độ bản vị vàng tồn tại, vàng và USD liên kết với nhau, sau năm 1971, giá vàng và giá USD được định giá dựa trên cung và cầu, vàng chuyển sang tỷ giá hối đoái thả nổi. Điều này khiến giá vàng dễ bị ảnh hưởng bởi giá trị bên ngoài của đồng USD. Theo quỹ tiền tệ quốc tế ước tính 40 - 50% các biến động của giá vàng liên quan tới giá đồng USD (tính từ năm 2002 - 2008).

moi-quan-he-giua-gia-vang-va-usd-1

>> Xem thêm: Nên đầu tư vàng hay USD để tích trữ sinh lời tốt nhất?

2. Mối quan hệ giữa giá vàng và đồng USD

Mối quan hệ giữa giá vàng và đồng USD thường mang tính nghịch đảo, nhưng không phải lúc nào cũng cố định và có thể chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô.

Tính chất nghịch đảo

Đồng USD mạnh lên: Khi giá trị đồng USD tăng (thể hiện qua chỉ số DXY hoặc tỷ giá hối đoái), giá vàng thường giảm. Lý do là vàng được định giá bằng USD, nên khi đồng USD mạnh hơn, vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với nhà đầu tư sử dụng các loại tiền tệ khác, dẫn đến nhu cầu giảm.

Đồng USD yếu đi: Ngược lại, khi USD mất giá, vàng thường tăng giá vì nó trở thành nơi trú ẩn an toàn, và giá vàng trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư quốc tế.

Vai trò của vàng và USD

Vàng như tài sản trú ẩn: Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế hoặc lạm phát cao, nhà đầu tư có xu hướng mua vàng để bảo vệ giá trị tài sản, làm giảm sức hấp dẫn của đồng USD.

USD là đồng tiền dự trữ: Đồng USD được xem là một tài sản an toàn khác, cạnh tranh với vàng. Khi thị trường kỳ vọng chính sách tiền tệ thắt chặt (như tăng lãi suất), USD mạnh lên, làm giảm sức hút của vàng.

Vai trò của lãi suất

Lãi suất Mỹ (do Cục Dự trữ Liên bang - Fed quyết định) ảnh hưởng trực tiếp đến USD và vàng. Khi lãi suất tăng, USD thường mạnh lên, trong khi vàng mất sức hấp dẫn vì không sinh lãi. Ngược lại, lãi suất thấp làm tăng nhu cầu với vàng.

moi-quan-he-giua-gia-vang-va-usd-2

3. Khi nào vàng và USD không tỉ lệ nghịch với nhau?

Điều thú vị là sự nghịch biến trong mối tương quan giữa giá vàng và đồng USD không phải lúc nào cũng xảy ra, và chỉ được thúc đẩy sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ chế độ bản vị vàng vào năm 1933. Theo chế độ bản vị vàng, giá trị của đồng đô la có liên hệ trực tiếp với giá vàng. Mỗi đồng đô la được in ra gắn liền với một lượng vàng dự trữ mà sau đó sẽ được mua và bán tại mức giá cố định.

Mặc dù hiện tại Mỹ đã bãi bỏ chế độ này vào năm 1933 dưới sắc lệnh của Tổng thống Roosevelt, tuy nhiên nước Mỹ vẫn cho phép các chính phủ nước ngoài trao đổi tiền giấy để lấy vàng cho đến năm 1971. Sau khi Tổng thống Nixon xóa bỏ hoàn toàn hệ thống này, chuyển Mỹ sang hệ thống tiền tệ pháp định.

Trong tương lại gần, việc quay trở lại sử dụng một hệ thống tiền tệ bảo đảm bằng tài sản liên quan đến vàng là không có khả năng. Chính vì vậy giá trị biến động của vàng sẽ tiếp tục phản ánh độ mạnh và yếu của cả đồng đô la Mỹ và nền kinh tế của chúng ta cũng như nhu cầu trên toàn thế giới về kim loại quý. Do đó, kim loại quý này sẽ tiếp tục được sử dụng để phòng ngừa rủi ro mất giá của đồng tiền và làm nơi trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư trong thời điểm bất ổn về kinh tế, chính trị và thị trường.

moi-quan-he-giua-gia-vang-va-usd

4. Ví dụ về mối quan hệ giữa giá vàng và USD hiện nay

Ngay sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, giá vàng thế giới đã lập tức giảm sâu. Cụ thể, giá vàng thế giới được giao dịch quanh mốc $2.667/oz, giảm hơn 73 USD so với trước đó. Có thời điểm giá kim loại quý lùi sâu về mốc $2.652 /oz, giảm gần 4% so với 1 tuần trước đó. Tuy nhiên, so với đầu năm, giá vàng vẫn ghi nhận mức tăng hơn 29%.

Kim loại quý lao dốc do giá USD tăng mạnh khiến vàng kém hấp dẫn với người mua ngoài Mỹ. Chỉ số Dollar Index hiện lên cao nhất 4 tháng, do nhà đầu tư đặt cược chính sách nâng thuế nhập khẩu mạnh tay của Trump sẽ khiến lạm phát Mỹ tăng tốc, buộc lãi suất phải duy trì ở mức cao thêm một thời gian nữa.

Không chỉ vậy, thị trường vàng còn phải chịu ảnh hưởng bởi những chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sau ngày bầu cử. Sự thay đổi chính sách tiền tệ lần này có thể hỗ trợ tích cực cho giá vàng vì lãi suất thấp thường làm tăng sức hấp dẫn của các tài sản không sinh lời như kim loại quý.

>> Có thể bạn quan tâm: Cập nhật kiến thức đầu tư từ chuyên gia tại Golden Fund.


caret-up-solid