Từ năm 2014 đến 2024, giá vàng đã chứng kiến nhiều biến động, đặc biệt trong các mùa lễ hội này. Cùng điểm lại hiệu suất sinh lời của vàng trong các năm qua để hiểu rõ hơn về xu hướng đầu tư trong những ngày lễ cuối năm.
Tại sao nên theo dõi biến động hiệu suất sinh lời của vàng vào dịp cuối năm?
Theo dõi biến động giá vàng vào dịp cuối năm là một chiến lược quan trọng đối với các nhà đầu tư. Vào dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ vàng tăng cao do các lễ hội và yếu tố văn hóa, cùng với các quyết định chính sách tiền tệ từ các ngân hàng trung ương, có thể tác động mạnh đến giá vàng. Đây là thời điểm mà sự bất ổn kinh tế và chính trị, cùng với kỳ vọng về lãi suất và lạm phát, thúc đẩy nhu cầu đối với vàng như một tài sản trú ẩn an toàn.
Nghiên cứu hiệu suất sinh lời của vàng trong các năm trước sẽ giúp nhà đầu tư nắm bắt xu hướng và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Từ những biến động giá vàng trong giai đoạn 2014-2024, nhà đầu tư có thể dự đoán được những thay đổi có thể xảy ra vào cuối năm 2024, từ đó tối ưu hóa cơ hội sinh lời và giảm thiểu rủi ro.
>> Xem thêm: Nhận định thị trường vàng 23/12 - 27/12/2024: Giá vàng liệu có biến động mạnh cuối năm 2024?
Diễn biến giá vàng vào dịp Giáng sinh và Tết Dương Lịch 2014 - 2024
Cùng Golden Fund cập nhật diễn biến giá vàng vào dịp giáng sinh và tết Dương lịch qua các năm từ 2014 đến 2024 nhé.
Biến động giá vàng 2014 - 2015
Trong giai đoạn từ ngày 19/12/2014 đến 2/1/2015, giá vàng biến động trong biên độ hẹp, giảm 0,77% với nguyên nhân là do đồng USD tăng giá mạnh nhờ dữ liệu kinh tế tích cực từ Mỹ, làm giảm sức hấp dẫn của vàng đối với nhà đầu tư. Ngoài ra, Fed phát tín hiệu về việc tăng lãi suất trong năm 2015, thúc đẩy kỳ vọng lãi suất cao hơn, khiến vàng trở nên kém hấp dẫn so với các công cụ tài chính khác như trái phiếu. Cuối năm thường là thời điểm các nhà đầu tư tái cơ cấu danh mục đầu tư, với xu hướng chuyển vốn sang các tài sản an toàn hơn, như đồng USD, hoặc chốt lời từ các vị thế vàng.
Biến động giá vàng 2015 - 2016
Trong giai đoạn từ ngày 18/12/2015 đến 4/1/2016, giá vàng tăng 2,1%. Mặc dù lần tăng đầu tiên sau gần một thập kỷ Fed tăng lãi suất vào tháng 12/2015, đồng USD không tăng mạnh như kỳ vọng do thị trường đã phản ánh phần lớn thông tin này từ trước. Hơn nữa, sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Trung Quốc và lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu khiến nhà đầu tư tìm đến vàng như một tài sản trú ẩn an toàn. Trong giai đoạn nghỉ lễ cuối năm, thanh khoản thị trường thường giảm, dẫn đến biến động giá lớn hơn. Nhiều nhà đầu tư cũng tăng cường mua vàng để cân bằng rủi ro trong danh mục. Tất cả những nguyên nhân này đã khiến cho vàng tăng giá.
Biến động giá vàng 2016 - 2017
Trong giai đoạn từ ngày 20/12/2016 đến 3/1/2017, giá vàng tăng 1,87%. Cuối năm 2016, bất ổn về chính sách kinh tế của Mỹ và tình hình địa chính trị khiến nhà đầu tư tìm đến vàng như tài sản trú ẩn an toàn, đẩy giá tăng. Mặc dù đồng USD mạnh lên trong giai đoạn này, nhưng sự không chắc chắn về chính sách tiền tệ và kinh tế của Mỹ khiến một số nhà đầu tư lo ngại về khả năng suy yếu của đồng tiền này trong tương lai. Điều này thúc đẩy họ chuyển sang nắm giữ vàng, làm tăng nhu cầu và giá vàng. Ngoài ra, nhu cầu vàng vật chất tăng cao vào cuối năm, đặc biệt ở châu Á, càng hỗ trợ đà tăng giá vàng.
Biến động giá vàng 2017 - 2018
Trong giai đoạn từ ngày 20/12/2017 đến 2/1/2018, giá vàng tăng 4,43%. Đồng USD suy yếu do lo ngại về cải cách thuế tại Mỹ và triển vọng tăng trưởng toàn cầu, khiến dòng vốn chuyển sang vàng. Cuối năm 2017, thị trường tài chính toàn cầu gặp nhiều bất ổn, bao gồm căng thẳng địa chính trị tại bán đảo Triều Tiên và những lo ngại về chính sách kinh tế của Mỹ, khiến vàng trở thành kênh trú ẩn an toàn hấp dẫn. Mặc dù Fed tăng lãi suất, kỳ vọng lãi suất năm 2018 tăng chậm đã giảm áp lực lên giá vàng.
Biến động giá vàng 2018 - 2019
Trong giai đoạn từ ngày 20/12/2018 đến 2/1/2019, giá vàng tăng 3,33%. Dù Fed tăng lãi suất vào tháng 12/2018, thị trường kỳ vọng Fed sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất trong năm 2019 do áp lực từ kinh tế chậm lại. Điều này khiến đồng USD suy yếu, hỗ trợ giá vàng tăng. Căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc gây lo ngại về tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu, dẫn đến nhu cầu mua vàng tăng cao. Thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm mạnh vào cuối năm 2018, khiến các nhà đầu tư tìm kiếm tài sản an toàn như vàng để bảo vệ vốn.
Biến động giá vàng 2019 - 2020
Trong giai đoạn 2019-2020 giá vàng đã tăng mạnh 3,36%. Giá vàng bật tăng vào dịp cuối năm do lo ngại suy thoái kinh tế. Sự không chắc chắn xung quanh thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung, mặc dù đã đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, nhà đầu tư vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng vào sự ổn định kinh tế và dấu hiệu kinh tế toàn cầu chậm lại khiến nhà đầu tư tìm đến vàng để trú ẩn. Ngoài ra, Dòng tiền từ các quỹ ETF vàng tăng mạnh vào cuối năm cũng thúc đẩy giá vàng.
Biến động giá vàng 2020 - 2021
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, giá vàng đạt đỉnh mới trong năm 2020. Đến dịp lễ cuối năm, giá vàng vẫn giữ mức cao gần 1.900 USD/ounce. Lãi suất thấp kỷ lục ở Mỹ và các quốc gia lớn khác, gói kích thích kinh tế lớn, và lo ngại lạm phát đẩy nhu cầu đầu tư vàng tăng mạnh 3,2%.
Biến động giá vàng 2021 - 2022
Trong dịp lễ cuối năm 2021 giá vàng biến động tương đối ổn định, giá vàng tăng nhẹ 0,18% vì nhu cầu thị trường yếu. Áp lực từ kỳ vọng FED tăng lãi suất trong năm 2022 hạn chế đà tăng của vàng nhưng biến chủng Omicron và lạm phát cao đã hỗ trợ giá vàng trong giai đoạn cuối năm.
Biến động giá vàng 2022 - 2023
Trong giai đoạn cuối năm 2022 giá vàng đã chứng kiến đợt tăng mạnh từ tháng 11. Vào dịp lễ, nhu cầu vàng vật chất từ châu Á tăng mạnh trong mùa lễ cuối năm, thúc đẩy giá tăng. Việc lạm phát Mỹ giảm tốc và đồng USD tiếp tục giảm giá mạnh là hai tín hiệu tích cực nhất, khiến cho vàng tăng mạnh gần 3%.
Biến động giá vàng 2023 - 2024
Trong giai đoạn từ ngày 20/12/2023 đến 2/1/2024, giá vàng biến động trong biên độ hẹp, tăng 0,89%. Thời điểm này FED đã duy trì lãi suất cao trong thời gian dài và thị trường kỳ vọng chính sách sẽ được nới lỏng vào năm 2024. Bất ổn kinh tế toàn cầu và rủi ro địa chính trị tiếp tục hỗ trợ giá vàng. Ngoài ra, nhu cầu vàng vật chất từ châu Á tăng mạnh trong mùa lễ cuối năm, thúc đẩy giá tăng nhẹ.
>> Xem thêm: Tại sao thị trường vàng năm nay lại HOT như vậy?
Xu hướng chung của giá vàng trong thời điểm cuối năm
Dựa trên lịch sử hiệu suất của giá vàng trong giai đoạn nghỉ lễ Noel - Tết Dương lịch (10-12 ngày) từ năm 2014 đến 2024, có thể thấy rõ xu hướng tăng trưởng ổn định. Trong 10 năm qua, có tới 9 năm giá vàng tăng, trong đó có 3 năm từ 2017 - 2020 liên tiếp giá vàng tăng mạnh trên 3%. Các năm còn lại, dù không tăng mạnh, nhưng giá vàng vẫn duy trì hiệu suất tích cực. Chỉ duy nhất một năm giá giảm, nhưng mức giảm này không đáng kể.
Điều này cho thấy, trái ngược với suy nghĩ thông thường rằng thị trường vàng sẽ ảm đạm hoặc nhà đầu tư sẽ chốt lời làm giá giảm, thực tế là giá vàng thường có xu hướng tăng trong thời gian này, thậm chí có những biến động mạnh. Vì vậy, thay vì chỉ dựa vào nhận định cá nhân, các nhà đầu tư có thể tham khảo lịch sử giá vàng để đưa ra quyết định hợp lý hơn.
>> ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐẦU TƯ VÀNG NHANH CHÓNG VÀ MIỄN PHÍ TẠI GOLDEN FUND [LINK ĐĂNG KÝ].