Mô hình chữ nhật (Rectangle Pattern) là mô hình giá tiếp diễn phản ánh sự lưỡng lự của phe mua bà phe bán trước khi tiếp tục đi theo xu hướng ban đầu.
1. Khái niệm về mô hình chữ nhật
Mô hình chữ nhật (Rectangle Pattern) là mô hình xuất hiện khi giá “mắc kẹt” giữa hai đường hỗ trợ và kháng cự song song và tạo thành một hình chữ nhật. Mô hình này phản ánh sự lưỡng lự giữa phe mua và phe bán trước khi tiếp tục đi theo xu hướng tăng/giảm ban đầu.
Trong đó, đường kháng cự và hỗ trợ sẽ lần lượt nối ít nhất 2 đỉnh và 2 đáy của các cây nến. Khi giá phá vỡ một trong hai cạnh của hình chữ nhật thì mô hình mới được xác nhận là đã hình thành.
Trong mô hình hình chữ nhật, các cây nến sẽ liên tục kiểm tra các mức hỗ trợ và kháng cự nhiều lần trước khi break out và di chuyển theo xu hướng giá bứt phá. Mô hình chữ nhật được tích lũy trong thời gian càng dài thì khi phá qua kháng cự và hỗ trợ của mô hình, giá sẽ di chuyển với xu hướng càng mạnh.
Dù vậy, các nhà đầu tư cũng nên cẩn trọng với các cú “false breakout”, tức là khi các cây nến kiểm tra kháng cự/hỗ trợ của mô hình rồi nhanh chóng quay trở lại trạng thái tích lũy ban đầu.
2. Phân loại mô hình chữ nhật
Mô hình chữ nhật tăng (Bullish Rectangle Pattern): thường xuất hiện trong một xu hướng tăng khi có sự giằng co mãnh liệt giữa phe mua và phe bán, sau đó sẽ chuyển sang giai đoạn tích lũy để lấy đà tiếp tục cho xu hướng tăng trước đó.
Mô hình chữ nhật giảm (Bearish Rectangle Pattern): thường xuất hiện trong một xu hướng giảm khi có sự giằng co mãnh liệt giữa phe mua và phe bán, sau đó sẽ chuyển sang giai đoạn tích lũy để lấy đà tiếp tục cho xu hướng giảm trước đó.
3. Cách giao dịch với mô hình chữ nhật
Tiến hành giao dịch với mô hình chữ nhật, các nhà đầu tư có thể cân nhắc:
-
Khi giá vừa phá vỡ đường kháng cự để di chuyển lên phía trên, ta có thể đặt một lệnh Buy ngay tại khu vực này. Ngược lại, khi các cây nến xuyên thủng hỗ trợ, ta sẽ vào một lệnh Sell tại đây.
-
Đặt Stop Loss tại đỉnh cao nhất trong mô hình chữ nhật đối với lệnh Buy và đáy thấp nhất đối với lệnh Sell.
-
Take profit tại điểm mà khoảng cách từ vị trí đó đến điểm Breakout ít nhất bằng với chiều rộng của hình chữ nhật và cùng chiều với xu hướng vào lệnh.
Tuy nhiên, để chắc chắn, ta có thể chờ giá quay lại kiểm tra vùng kháng cự/hỗ trợ, đồng thời có sự xuất hiện các mô hình nến, mô hình giá đảo chiều hoặc tín hiệu từ các chỉ báo kỹ thuật khác (RSI, MACD, đường MA,...) để xác nhận đà tăng/giảm rồi mới tiến hành vào lệnh.
>> Có thể bạn quan tâm: Cập nhật kiến thức đầu tư từ chuyên gia tại Golden Fund.