Mỹ công bố gói viện trợ vũ khí trị giá 725 triệu USD cho Ukraine, đánh dấu lần đầu Washington xuất khẩu mìn chống bộ binh sau hàng chục năm. Lô vũ khí này đánh dấu sự gia tăng đáng kể quy mô các gói hỗ trợ của Mỹ dành cho Kyiv. Biden muốn tăng cường sức mạnh cho Kyiv chỉ vài tuần trước khi Trump trở lại nắm quyền.
Mỹ công bố gói viện trợ vũ khí trị giá 725 triệu USD cho Ukraine
Ngày hôm qua, ngoại trưởng Antony Blinken cho biết Mỹ sẽ hỗ trợ cho Ukraine gói viện trợ trị giá 725 triệu USD bao gồm tên lửa, đạn dược, mìn chống bộ binh và các loại vũ khí khác. Trước khi mãn nhiệm vào tháng 1, Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang tìm cách tăng cường hỗ trợ Kyiv trong cuộc chiến với quân đội Nga. Gói viện trợ sẽ bao gồm tên lửa Stinger, hệ thống chống máy bay không người lái và đạn dược cho Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) cùng với các vật tư khác. Chính quyền Biden dự định cung cấp trang thiết bị, phần lớn là vũ khí chống tăng, để ngăn chặn lực lượng tấn công của Nga.
Quân đội Nga đã lần lượt chiếm được các ngôi làng ở miền đông Ukraine, một phần trong chiến dịch giành quyền kiểm soát khu vực công nghiệp Donbas. Bên cạnh đó, các cuộc không kích của Nga nhắm vào mạng lưới năng lượng của Ukraine khiến cho nước này gặp phải nhiều khó khăn khi mùa đông đang đến gần.
"Mỹ và hơn 50 quốc gia đang cùng hỗ trợ để đảm bảo Ukraine có đủ khả năng để tự vệ trước sự xâm lược của Nga," tuyên bố của Blinken cho biết. Gói viện trợ bổ sung cho thấy Tổng thống Joe Biden đang tăng cường sử dụng Quyền Điều chỉnh Nguồn lực Tổng thống (PDA), đạo luật cho phép chính phủ Mỹ rút trực tiếp vũ khí trong kho để hỗ trợ đối tác trong trường hợp khẩn cấp mà không cần quốc hội thông qua. Các thông báo viện trợ Ukraine theo PDA gần đây thường dao động trong khoảng 125-250 triệu USD. Ông Biden còn 4-5 tỷ USD trong PDA đã được quốc hội phê duyệt và dự kiến giải ngân toàn bộ cho Ukraine trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức ngày 20/1/2025.
>> Xem thêm: Máy bay chiến đấu Nga và Syria tăng cường các cuộc ném bom tại khu vực tây bắc Syria.
Chờ đợi chiến lược của Trump về xung đột tại Ukraina
Ông Trump được dự đoán sẽ thay đổi chiến lược của Mỹ với Ukraine, do ông từng chỉ trích các khoản viện trợ cho Kiev và cam kết sẽ nhanh chóng chấm dứt xung đột tại Ukraine. Tuần trước, Trump đã lựa chọn Keith Kellogg - một trung tướng đã nghỉ hưu, người đã đề xuất với ông một kế hoạch chấm dứt chiến tranh, làm đặc phái viên cho cuộc xung đột này.
Kế hoạch của Kellogg để kết thúc cuộc chiến – bắt đầu khi Nga xâm lược lãnh thổ có chủ quyền của Ukraine – bao gồm việc đóng băng các tuyến chiến đấu tại vị trí hiện tại và buộc cả Kyiv lẫn Moscow phải ngồi vào bàn đàm phán. Lô vũ khí đánh dấu lần đầu Washington xuất khẩu mìn chống bộ binh sau hàng chục năm - loại vũ khí vấp phải nhiều sự phản đối do có nguy cơ gây hại cho người dân.
Mặc dù hơn 160 quốc gia đã ký hiệp ước cấm sử dụng mìn, tuy nhiên Kyiv vẫn liên tục yêu cầu loại vũ khí này kể từ khi Nga phát động cuộc xâm lược toàn diện vào đầu năm 2022, và lực lượng Nga đã sử dụng mìn ở tiền tuyến.
Những quả mìn sẽ được gửi đến Ukraine là loại "không bền", với hệ thống điện chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, khiến các thiết bị này không gây tử vong. Điều này có nghĩa là, chúng sẽ không ảnh hưởng đến người dân vô thời hạn.
>> Xem thêm: Tấn công hạt nhân khó xảy ra mặc dù có cảnh báo từ Putin, theo tình báo Mỹ.