Phân tích tâm lý thị trường là kiến thức quan trọng trong đầu tư. Nắm bắt được tâm lý thị trường giúp nhà đầu tư tìm được những thời điểm mua vào và bán ra tối ưu.
Phân tích tâm lý thị trường là gì?
Phân tích tâm lý thị trường có thể hiểu là phân tích thái độ của số đông nhà đầu tư đối với một loại tài sản hay tổng thể thị trường. Tâm lý thị trường có thể được mô tả như một tổng hợp ý kiến, quan điểm, cảm xúc, tâm trạng hoặc triển vọng của công chúng. Do đó, không thể được xác định hoặc đo lường chính xác, không có cách cụ thể đúng hay sai để tiến hành phân tích tâm lý. Tuy nhiên, có nhiều cách để sử dụng và kết hợp các chỉ báo khác phản ánh tâm lý thị trường.
Các diễn biến tâm lý thị trường
Tâm lý thị trường là yếu tố cảm xúc của các nhà đầu tư có liên quan đến hành động giá của một tài sản. Chúng được chia thành 02 dạng: Risk on và Risk off. Đây cũng là hai thuật ngữ quan trọng được các nhà đầu tư áp dụng rất nhiều.
Risk on: Đây là khi thị trường cảm nhận rủi ro ở mức thấp, tâm lý tích cực, triển vọng nền kinh tế lạc quan và tiềm năng của sản phẩm được mở rộng. Lúc này tâm lý ưa rủi ro sẽ khiến các nhà đầu tư đặt cược nhiều hơn vào triển vọng của thị trường và các sản phẩm có lãi suất cao.
Risk off: Ngược lại với Risk on, Risk off là khi tâm lý thị trường đang trong trạng thái tiêu cực. Khi đó, tiềm năng của sản phẩm sẽ sụt giảm diện rộng, dữ liệu kinh tế chậm lại và chính sách Ngân hàng trung ương không chắc chắn. Lúc này xảy ra tình trạng lo ngại rủi ro sẽ khiến các nhà giao dịch quay lại với các tài sản an toàn hơn và lãi suất thấp, bởi lãi suất cao sẽ khiến chúng dễ thay đổi giá trị, nền kinh tế thiếu tính ổn định.
Để tránh rủi ro, nhà đầu tư sẽ chuyển hướng sang các kênh an toàn hơn như Vàng, USD, hay đơn giản nhất là giữ tiền mặt.
Để nhận biết thị trường đang trong trạng thái Risk on hay Risk off, các nhà giao dịch thường quan sát biểu đồ chỉ số kinh tế hay Lợi tức trái phiếu Chính phủ. Khi các chỉ số này tăng cao chứng tỏ thị trường đang trong trạng thái tích cực - Risk on, và ngược lại là Risk off.
Các chỉ số trong phân tích thị trường
Các chỉ số tâm lý nhằm mục đích đánh giá kỳ vọng của thị trường. Có 02 phương pháp có thể hữu ích với đầu tư Vàng như:
- Các cam kết của báo cáo nhà đầu tư
COT – Commitment of Traders Report (Báo cáo cam kết của nhà đầu tư) có thể cung cấp thông tin cập nhật về xu hướng và sức mạnh của các nhà đầu tư cam kết đối với xu hướng này, bằng cách định vị chi tiết thực trạng của các nhà đầu tư, đầu cơ và thương mại trong sự biến đổi của thị trường tương lai. Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC – Commodity Futures Trading Commission) công bố báo cáo COT mới mỗi thứ Sáu. Chúng ta có thể sử dụng nó để có được cái nhìn về tâm lý thị trường trong một khoảng thời gian cụ thể.
Báo cáo COT trên thực tế chứa rất nhiều thông tin hữu ích khác, tuy nhiên, bản chất của báo cáo là cung cấp dữ liệu hiển thị các vị thế mua hoặc bán cho mọi hợp đồng tương lai có sẵn, cho cả nhà đầu tư thương mại và phi thương mại.
- Chỉ số biến động (VIX – The Volatility Index)
VIX có mức độ phổ biến khá cao do VIX là một chỉ số tâm lý được sử dụng để đo lường sự sợ hãi của nhà đầu tư trong thị trường. VIX đo lường tỷ lệ biến động ngụ ý, thay vì biến động lịch sử của các tùy chọn đã mua và theo đó được bán trên Chỉ số S&P500.
Ứng dụng
Hầu hết các nhà giao dịch và nhà đầu tư đều đồng ý rằng tâm lý có tác động đến giá và chu kỳ thị trường. Mặc dù đôi khi các chu kỳ thị trường và tâm lý đã được xác định rõ, nhưng chúng ta không phải lúc nào cũng đối phó được một cách dễ dàng. Ngay cả những nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm cũng phải rất khó khăn để tách chính họ ra khỏi tâm lý thị trường nói chung.
Vì vậy trong quá trình đầu tư, phân tích tâm lý có thể được áp dụng kết hợp với phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, để tăng thêm chiều sâu cho việc phân tích của nhà giao dịch.