Trong bối cảnh kinh tế, địa chính trị toàn cầu biến động không ngừng, việc tìm kiếm các kênh trú ẩn an toàn để bảo vệ giá trị tài sản luôn là ưu tiên của các nhà đầu tư. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu 4 loại tài sản đảm bảo rủi ro phổ biến nhất, giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt.
Tài sản đảm bảo rủi ro là gì?
Tài sản đảm bảo rủi ro (hay còn gọi là tài sản trú ẩn an toàn) là các loại tài sản được kỳ vọng giữ vững hoặc tăng giá trị trong những giai đoạn thị trường bất ổn (chẳng hạn như suy thoái kinh tế, lạm phát cao, hoặc khủng hoảng tài chính).
Những tài sản này không chỉ giúp bảo vệ vốn mà còn hỗ trợ đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro khi các loại tài sản khác như cổ phiếu hay trái phiếu doanh nghiệp biến động mạnh.
Đặc điểm chung của tài sản đảm bảo rủi ro
Để được xem là tài sản đảm bảo rủi ro, một tài sản cần đáp ứng các tiêu chí sau:
1. Giữ giá trị khi thị trường biến động: tài sản trú ẩn an toàn thường không mất giá hoặc còn tăng khi thị trường bất ổn.
2. Nguồn cung hạn chế: Càng hiếm càng có giá trị trong bối cảnh khủng hoảng hoặc mất cân đối cung – cầu.
3. Có giá trị thực tế: Không dựa vào kỳ vọng, mà có công dụng cụ thể hoặc nhu cầu sử dụng rõ ràng.
4. Tính thanh khoản cao: Nhu cầu về sản phẩm lớn với nhiều người mua và người bán sẵn sàng giao dịch. Đặc biệt, có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong thời gian ngắn.
Nên nhớ, không có tài sản nào hoàn toàn miễn nhiễm với rủi ro. Một tài sản được xem là an toàn trong giai đoạn này có thể trở nên kém hấp dẫn trong giai đoạn khác. Do đó, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên tình hình thị trường và mục tiêu tài chính cá nhân.
4 Loại tài sản đảm bảo rủi ro phổ biến 2025
Dựa trên mức độ an toàn và phổ biến, dưới đây là 4 loại tài sản đảm bảo rủi ro được các nhà đầu tư ưa chuộng nhất trong năm 2025, xếp theo thứ tự từ cao đến thấp về mức độ an toàn.
1. Vàng
Vàng từ lâu đã được xem là "vua" của các tài sản trú ẩn an toàn, và điều này vẫn đúng trong năm 2025. Với vai trò là tài sản chống lạm phát và không phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của bất kỳ quốc gia nào, vàng luôn là lựa chọn hàng đầu khi thị trường biến động.
Lý do vàng là tài sản đảm bảo rủi ro:
-
Nguồn cung hạn chế: Vàng là tài nguyên hữu hạn, không thể sản xuất hàng loạt như tiền giấy.
-
Tính thanh khoản cao: Vàng dễ dàng mua bán trên thị trường toàn cầu.
-
Chống lạm phát: Giá vàng thường tăng khi lạm phát leo thang hoặc đồng tiền mất giá.
Năm 2025, trước những bất ổn kéo dài trong quan hệ thương mại quốc tế và chính sách tiền tệ, nhu cầu tích trữ vàng vật chất tiếp tục tăng mạnh, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý theo dõi sát sao diễn biến thị trường, chi phí lưu trữ và chênh lệch giá mua bán trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
2. Trái Phiếu Chính Phủ của Các Quốc Gia Có Tiền Tệ Mạnh
Thông thường, trái phiếu chính phủ từ các quốc gia có nền kinh tế ổn định như Mỹ, Thụy Sĩ, hoặc Nhật Bản là một trong những tài sản trú ẩn an toàn nhất. Đây là khoản vay mà nhà đầu tư cung cấp cho chính phủ, với cam kết hoàn trả vốn gốc và lãi suất định kỳ.
Lý do trái phiếu chính phủ là tài sản đảm bảo rủi ro
-
Rủi ro vỡ nợ thấp: Các quốc gia có tiền tệ mạnh như USD, CHF, hoặc JPY có khả năng tài chính cao, đảm bảo thanh toán đúng hạn.
-
Tính thanh khoản cao: Trái phiếu chính phủ dễ dàng mua bán trên thị trường thứ cấp.
-
Thu nhập ổn định: Nhà đầu tư nhận lãi suất cố định, phù hợp với chiến lược đầu tư an toàn.
Với mức độ rủi ro thấp, trái phiếu chính phủ phù hợp với các nhà đầu tư thận trọng, muốn giữ vốn và hưởng lãi suất ổn định trong dài hạn.
Lưu ý
Mặc dù đồng USD đang suy yếu, trái phiếu chính phủ Mỹ vẫn là lựa chọn phổ biến vì tính thanh khoản và sự ổn định của chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần xem xét sự biến động tỷ giá và lãi suất để tối ưu hóa lợi nhuận.
3. Tiền Tệ Mạnh
Tương tự, một số tiền tệ mạnh như đồng đô la Mỹ (USD), franc Thụy Sĩ (CHF), và yên Nhật (JPY) được xem là tài sản đảm bảo rủi ro nhờ sự ổn định của nền kinh tế và hệ thống tài chính đứng sau chúng.
Đây cũng là lý do những đồng tiền này thường tăng giá trị trong giai đoạn thị trường biến động mạnh.
Tuy nhiên trong bối cảnh hiện tại (4/2024), đồng USD đang đối mặt với nhiều yếu tố khiến nó không còn là lựa chọn an toàn tuyệt đối. Niềm tin của nhà đầu tư với đồng USD đang bị lung lay khi giá trị thực đồng tiền này giảm về mức thấp nhất trong vòng 3 năm vừa qua.
Do vậy, nhà đầu tư cần phải theo dõi chặt chẽ các diễn biến kinh tế và chính sách để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.
4. Bất Động Sản
Bất động sản cũng có thể là tài sản đảm bảo rủi ro vì:
-
Tính ổn định và tăng trưởng trong dài hạn
-
Đất và nhà ở thổ cư là nhu cầu thiết yếu
-
Nếu bạn không dùng đòn bẩy tài chính thì đây là một kênh đầu tư an toàn trong dài hạn
Bởi vậy trong năm 2025, bất động sản vẫn là lựa chọn đáng cân nhắc cho nhà đầu tư muốn bảo toàn tài sản trong thời kỳ bất ổn. Dù không có tính thanh khoản cao giống như vàng hay các loại tiền tệ mạnh khác, nhưng giá trị của bất động sản duy trì ổn định và có xu hướng tăng giá theo thời gian.
Lựa Chọn Tài Sản Đảm Bảo Rủi Ro Phù Hợp
Để tối ưu hóa danh mục đầu tư, nhà đầu tư cần cân nhắc các yếu tố sau khi lựa chọn tài sản đảm bảo rủi ro:
-
Mục tiêu tài chính: Nếu ưu tiên an toàn, vàng và trái phiếu chính phủ là lựa chọn hàng đầu. Nếu muốn sinh lời dài hạn, bất động sản có thể phù hợp hơn.
-
Khẩu vị rủi ro: Nhà đầu tư chấp nhận rủi ro thấp nên tập trung vào vàng và tiền tệ mạnh, yêu thích rủi ro thì tìm đến bất động sản.
-
Tình hình thị trường: Theo dõi các yếu tố như lạm phát, lãi suất, và chính sách tiền tệ để điều chỉnh danh mục phù hợp.
-
Đa dạng hóa: Kết hợp nhiều loại tài sản để giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận.
Tóm lại, tài sản đảm bảo rủi ro đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tài sản và duy trì sự ổn định tài chính trong bối cảnh kinh tế bất ổn.
Tuy nhiên, hãy cân nhắc kỹ lưỡng mục tiêu tài chính và tình hình thị trường để đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt. Nếu bạn đang tìm kiếm một chiến lược đầu tư dài hạn, việc kết hợp các tài sản đảm bảo rủi ro này sẽ giúp bạn vượt qua những cơ sóng biến động của năm 2025.