Tiếp diễn tuần trước đó trong tháng 10 thì tuần này giá vàng tiếp tục có những sự biến động mạnh mẽ ở cả 2 chiều mua và bán, vùng giá cân bằng được xác lập. Đây là một tuần mà các thông tin về địa chính trị bắt đầu có dấu hiệu chững lại nhường chỗ cho sự kiện kinh tế lớn là hội nghị BRICS, ngoài ra thì các thông tin về PMI vào ngày thứ 5 của Hoa Kỳ và các quốc gia lớn nhất của EU là Đức với Pháp cũng cần được quan tâm.
Diễn biến giá vàng trong tuần
Giá Vàng kết thúc tuần ở mức 2.748 USD/Oz, có sự tăng khoảng hơn 20 giá so với mức gia đóng cửa tuần trước là 2721,36 USD/Oz. Cụ thể về biến động giá trong tuần, đầu tuần thứ 2 giá vàng tiếp tục có đà tăng tiếp diễn của tuần trước đó trong phiên Á và Âu, tuy nhiên đến phiên Mỹ thì áp lực bán khá bắt đầu mạnh khi các tin tức và biến động địa chính trị tạm thời chững lại.
Sau đó những ngày còn lại trong tuần với các thông tin liên quan đến diễn biến của hội nghị các quốc gia mới nổi BRICS tiếp tục khiến cho giá vàng tăng nóng trở lại, rồi các thông tin về PMI của Hoa Kỳ và của Đức, Pháp ở khu vực Eurozone cũng khiến cho giá vàng có sự biến động khá mạnh tại thời điểm ra tin.
Tuần thứ 4 của tháng 10 đánh dấu là 1 trong những tuần có ít dữ liệu quan trọng nhất của nền kinh tế Mỹ sau 3 tuần đầu tiên với các dữ liệu liên quan đến thị trường lao động, doanh số bán lẻ và dữ liệu về lạm phát đã được công bố đều mang tính tích cực cho nền kinh tế Mỹ.
Tổng hợp các tin tức tác động đến giá vàng trong tuần
Cuối tuần trước và đầu tuần này, các thông tin địa chính trị liên quan đến khu vực Trung Đông, UK vs Nga, và một số khu vực ở Châu Á đang tạm thời dừng lại khi chưa có quá nhiều thông tin liên quan đến việc đáp trả hay căng thẳng nóng hơn.
Từ ngày 22-24/10, hướng tập trung của toàn thế giới vào nội dung cuộc họp khối các quốc gia mới nổi BRICS được tổ chức tại Kazan, Nga. Cuộc họp lần này với 2 mục tiêu chính, một đó là kết nạp thêm các thành viên mới để mở rộng quy mô tổ chức và bao phủ được nhiều thị trường tiêu thụ hàng hóa, gia tăng lợi ích nhóm và tăng sức mạnh trong khối. Thứ hai đó là tạo ra và lên kế hoạch về một hệ thống thanh toán mới với đồng tiền chung mới được tạo ra trong khối. Lưu ý rằng đồng tiền mới này không sinh ra để thay thế ảnh hưởng của USD, mà nó là 1 sự thay thế trong trường hợp các quốc gia trong khối bị lệnh trừng phạt về dự trữ và thanh toán giống như trường hợp của Nga vào năm 2022 khi chiến tranh với Uk và bị đóng băng tài sản dự trữ bằng đồng USD, và EUR.
Ngày thứ 5, Dữ liệu về PMI Hoa Kỳ đều ở mức tốt hơn dự báo, điều này hoàn toàn dễ hiểu khi mà ngày bầu cử tổng thống Mỹ ngày càng đến gần, do đó thì thường các số liệu kinh tế sẽ có khuôn hướng tích cực. Ngoài ra các chỉ số PMI đáng chú ý ở các quốc gia khối EU như Đức và Pháp, trong đó PMI của Đức đã có sự cải thiện nhẹ so với tháng trước và vượt so với kỳ vọng, tuy nhiên Pháp vẫn cho thấy 1 sự suy yếu mạnh mẽ, đặc biệt là ở khu vực sản xuất.
Với thông tin về số liệu kinh tế trước đó và PMI tuần này tích cực thì đây đều là những yếu tố có lợi cho đồng USD. Tuy nhiên trong tuần qua chúng ta tiếp tục quan sát thấy sự đồng pha trong biến động giá vàng và chỉ số DXY, cả 2 đã bắt đầu tăng mạnh từ đầu tuần và đã đạt mức cao nhất bằng với hồi đầu tháng 8. Hiện tại USD và Vàng đang là 2 loại tài sản an toàn và mang lại nhiều hấp dẫn nhất trên toàn cầu.
Ngoài ra số liệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần giảm xuống con số 227k so với ước tính 243k, giảm nhẹ so với 242k đơn xin trợ cấp thất nghiệp trước đó, các hoạt động sản xuất kinh doanh của Hoa Kỳ đã bắt đầu trở lại sau tuần căng thẳng về siêu bão.
Ngày thứ 6, tuy không có tin tức gì nổi bật về dữ liệu kinh tế Hoa Kỳ hay các khu vực lớn khác tuy nhiên giá vàng sau đó tiếp tục có những biến động quanh vùng giá từ 2719 USD/Oz đến 2748 USD/Oz.
Tất cả những điều đó cho thấy lực mua của kim loại quý lúc này vẫn rất lớn, với nhiều kỳ vọng mới trong ở cuối tháng 10, đầu tháng 11 và cả quý 4 cuối năm về xu hướng ủng hộ cho đà tăng tiếp theo của giá vàng.