Giá vàng tuần này đã tiếp tục đà tăng mạnh trở lại và chính thức xác lập mức cao nhất mọi thời đại ở mốc giá 3245,47 USD/Oz sau khi vượt ngưỡng cản 3000 USD/Oz. Tính chung cả tuần giá Vàng tăng 6,56% tương đương khoảng 200 giá, động lực vẫn đến từ các rủi ro khó lường như chiến tranh thương mại và bất ổn địa chính trị vẫn chưa có hướng đi rõ ràng, ngoài ra với mức lạm phát hạ nhiệt mạnh và rủi ro suy thoái ngày càng lớn giúp cho dư địa hạ lãi suất năm nay của FED có thể tăng lên từ 3 đến 4 lần. Đặc biệt với các mức thuế quan đối ứng đáp trả của Mỹ và Trung Quốc khiến cho thị trường tài chính toàn cầu rơi vào bất ổn nghiêm trọng, các loại tài sản rủi ro như chứng khoán và crypto đều suy yếu, chỉ có vàng là tài sản đang tăng giá trong bối cảnh bất ổn như hiện tại.
Diễn biến giá Vàng trong tuần này
Giá vàng kết tuần ở mức giá đóng cửa là 3237,67 USD/Oz tăng khoảng 200 giá so với mức giá mở cửa đầu tuần là 3038,22 USD/Oz, phiên giao dịch tuần này đã tiếp tục xác nhận xu hướng tăng mạnh mẽ của Vàng tiếp tục được duy trì sau đà suy yếu cực kỳ mạnh trong tuần trước. Với các động lực hỗ trợ tiếp tục được duy trì đặc biệt khi Vàng là tài sản trú ẩn trong bối cảnh bất ổn kinh tế khi sự suy yếu của sức khỏe kinh tế Hoa Kỳ với các số liệu được công bố gần đây nhất, ngoài ra các yếu tố như chiến tranh thương mại ngày càng căng thẳng khi Mỹ và TQ liên tục có động thái đáp trả nhau về mức thuế quan nhập khẩu, đàm phán hòa bình về địa chính trị vẫn chưa thực sự rõ ràng trong kế hoạch đi đến dừng chiến thì Vàng vẫn đang được hưởng lợi trong ngắn hạn.
"Vàng rõ ràng đang được coi là công cụ trú ẩn ưa thích, trong bối cảnh thế giới xáo trộn vì cuộc chiến thương mại của ông Trump. USD mất giá, trái phiếu chính phủ Mỹ bị bán tháo".
Giá Vàng trong nước tuần qua đã ghi nhận sự gia tăng trở lại của giá Vàng sau khi sụt giảm, giá bán ra ở nhiều thương hiệu lớn đã quay trở lại mốc giá 100 triệu, thậm chí nhiều nhà vàng đã nâng giá bán ra lên 104 tr khi mà nhu cầu gia tăng đột biến, khiến nhà Vàng phải điều chỉnh các mức giá tăng liên tục, thậm chí còn giới hạn mỗi cá nhân chỉ được mua với một số lượng vàng nhất định. Động lực cho đà tăng của giá Vàng Việt Nam đến từ sức tăng nóng của giá vàng thế giới và tỷ giá USD/VNĐ tăng cao lên mức kỷ lục, đặc biệt khi mà nguồn cung vàng vật chất đang thiếu hụt trên thị trường.
Đọc thêm: Báo cáo thị trường Vàng tháng 3
Tổng hợp các thông tin đáng chú ý trong tuần này
Ngày 9/4, Thừa nhận thất bại Mỹ hoãn thuế 90 ngày lên các quốc gia khác và chỉ áp dụng 125% lên hàng hóa của Trung Quốc
Trump: Việc TQ tăng thuế 84% lên hàng hóa của Mỹ sẽ tăng mức thuế đang áp với Trung Quốc từ 104% lên 125%, bắt đầu có hiệu lực ngay lập tức.Trump Công bố tạm hoãn 90 ngày và áp thuế đối ứng 10% đối với các quốc gia hợp tác.
Trump: Các mức thuế quan đang có tác động nhanh hơn dự kiến,
Trump: Chúng tôi đã tạm gỡ bỏ thuế trong thời gian ngắn.
Trump: Tôi thông báo tạm dừng thuế quan vì mọi người bắt đầu lo sợ.
Các mức thuế ngành như thuế 25% với thép, nhôm và ô tô vẫn giữ nguyên; Canada và Mexico được miễn 10% thuế.
Ngày 11/4, Trung Quốc nâng thuế nhập khẩu với hàng hóa Mỹ lên 125%, để đáp trả việc Mỹ nâng thuế đối ứng với nước này 2 ngày trước đó. Động thái trên khiến quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới càng căng thẳng.
Trong khi đó, Dollar Index lại giảm, khiến vàng rẻ hơn với người mua bằng các tiền tệ khác. Chỉ số này hôm 10/4 giảm 1%, còn 99,7 điểm. Từ đầu năm, giá vàng tăng mạnh nhờ lực mua của các ngân hàng Trung ương, quỹ ETF vàng, kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất và bất ổn địa chính trị. Nhà đầu tư hiện đặt cược Fed giảm lãi trở lại trong tháng 6, dự báo lãi suất giảm tổng cộng 90 điểm cơ bản (0,9%) năm nay. Xu hướng chung vẫn là đi lên khi các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và giá sản xuất (PPI) cho thấy Fed còn nhiều dư địa để giảm lãi suất".
SPDR Gold Trust, quỹ ETF vàng lớn nhất thế giới, đã tiếp tục mua vào 12,62 tấn, nâng lượng nắm giữ lên 949,71 tấn, các quỹ vàng hiện tại tiếp tục gom vàng vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư hiện tại.