Bắc Kinh cảnh giác với thỏa thuận của Mỹ nhằm cô lập Trung Quốc

  • Chia sẻ bài viết:

Mỹ đang thúc đẩy các thỏa thuận thương mại mới với các đối tác châu Á và châu Âu nhằm hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến Bắc Kinh ngày càng lo ngại dù lệnh đình chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn đang được duy trì. Trong bối cảnh đó, Bắc Kinh đã nhiều lần đáp trả bằng các biện pháp thương mại nhắm mục tiêu, như áp thuế trả đũa lên rượu mạnh, sữa, thịt heo châu Âu, hay cấm nhập khẩu hải sản từ Nhật và hạn chế hàng hóa từ Úc.


Mỹ đang xây dựng thỏa thuận nhằm cô lập Trung Quốc?

Lệnh đình chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh có thể vẫn đang được duy trì ở thời điểm hiện tại, nhưng Trung Quốc ngày càng lo ngại về những diễn biến khác: đó là nỗ lực của Mỹ nhằm xây dựng các thỏa thuận có thể cô lập các doanh nghiệp Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.

my-dang-xay-dung-thoa-thuan-nham-co-lap-trung-quoc

Trước thời hạn ngày 9/7, các quan chức Mỹ đang tích cực đàm phán với các đối tác thương mại lớn ở châu Á và châu Âu, thúc đẩy các thỏa thuận mới có thể bao gồm hạn chế sử dụng hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc, hoặc cam kết đối phó với các hành vi thương mại bị Washington cho là không công bằng của Trung Quốc.

Thỏa thuận với Việt Nam

Trong thỏa thuận đầu tiên theo hướng này, Tổng thống Donald Trump hôm thứ Tư đã công bố một thỏa thuận thuế quan theo từng cấp độ với Việt Nam. Theo bài đăng trên mạng xã hội của ông, hàng xuất khẩu từ Việt Nam này sang Mỹ sẽ chịu thuế 20%, và mức thuế 40% sẽ áp dụng với bất kỳ hàng hóa nào bị xem là "trá hình xuất khẩu" (transshipped) thông qua Việt Nam.

Mặc dù ông Trump đã chia sẻ những nét khái quát về thỏa thuận, Nhà Trắng vẫn chưa công bố chi tiết cụ thể, và một phần của thỏa thuận có thể vẫn đang được hoàn thiện, nên hiện chưa rõ mức độ thiệt hại như thế nào đối với lượng hàng xuất khẩu ngày càng tăng của Trung Quốc sang Việt Nam. Bộ Thương mại Trung Quốc chưa đưa ra phản hồi ngay lập tức khi được yêu cầu bình luận.

Thỏa thuận với châu Âu

Áp lực này không chỉ giới hạn ở châu Á. Châu Âu cũng đang rơi vào một tình thế nhạy cảm. EU hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc đối với xe điện, và lượng đầu tư từ các công ty Trung Quốc vào EU và Anh đã đạt 10 tỷ euro (12 tỷ USD) trong năm ngoái, theo nghiên cứu mới đây của Rhodium Group.

thoa-thuan-voi-chau-au

Bắc Kinh đặc biệt lo ngại rằng EU có thể ký kết các điều khoản tương tự như trong thỏa thuận giữa Anh và Mỹ, trong đó bao gồm các cam kết về an ninh chuỗi cung ứng, kiểm soát xuất khẩu và quy định về quyền sở hữu trong các ngành như thép, nhôm và dược phẩm. Dù văn bản không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh đã lên tiếng chỉ trích thỏa thuận này trong một tuyên bố công khai hiếm hoi, xem đó là một sự thách thức trực tiếp.

Hành động đáp trả của Trung Quốc

Nguy cơ dài hạn đối với Bắc Kinh là những nỗ lực hiện nay có thể dần hợp lại thành một xu thế rộng lớn hơn – không chỉ đơn thuần là một chiến dịch do Mỹ dẫn đầu nhằm kiềm chế xuất khẩu của Trung Quốc,  mà còn là việc tái cấu trúc toàn bộ thương mại toàn cầu xoay quanh các chuỗi cung ứng 'đáng tin cậy', trong đó Trung Quốc ngày càng bị gạt ra ngoài.

Trong chuyến công du Đông Nam Á hồi đầu năm nay, Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi khu vực đứng cùng nhau như một “gia đình châu Á”, đồng thời cảnh báo về nguy cơ phân mảnh thương mại.

hanh-dong-dap-tra-cua-trung-quoc

Trung Quốc thường phản ứng với các hành động mà họ phản đối bằng những biện pháp thương mại mang tính nhắm mục tiêu.

  • Khi EU áp thuế lên xe điện Trung Quốc năm ngoái, Trung Quốc đã mở các cuộc điều tra chống bán phá giá đối với rượu mạnh, sữa và thịt heo của châu Âu.

  • Năm 2023, Trung Quốc ngừng nhập khẩu hải sản Nhật Bản sau các cuộc họp G7 bị xem là chỉ trích Bắc Kinh.

  • Tranh chấp với Úc năm 2020 đã dẫn đến hàng loạt hạn chế thương mại trị giá hàng tỷ USD, bao gồm với tôm hùm, rượu vang và lúa mạch.


caret-up-solid