Bẫy giá trên thị trường tài chính Bear trap và Bull trap là gì?

  • Chia sẻ bài viết:

Thị trường đầu tư tài chính luôn có những cái bẫy được giăng sẵn chờ đợi các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Trong số đó chắc chắn phải kể tới Bear Trap và Bull Trap , và trong bài viết này chúng ta cần đi tìm hiểu 2 loại bẫy này, cũng như các phương án phòng tránh để giúp cho nhà đầu tư hạn chế rủi ro, mất mát tài sản xuống mức thấp nhất.


Bẫy giảm giá Bear Trap

Bẫy giảm giá Bear Trap là một trong những bẫy giá thường gặp trên thị trường tài chính, nhà đầu tư cần hiểu những thông tin sau:

Bear Trap là gì?

Bear Trap là gì?

Bear trap (bẫy giảm giá) là tín hiệu đảo chiều giảm giả trong thị trường đang có xu hướng tăng. Khi giá bắt đầu giảm phá vỡ ngưỡng hỗ trợ và xuyên thủng các ngưỡng MA nhà đầu tư sẽ nghĩ rằng cổ phiếu vi phạm điểm cắt lỗ thường hay đặt tại các ngưỡng hỗ trợ và bắt đầu bán ra để bảo toàn vốn làm cho giá giảm sâu hơn nữa (Break out giả). Nhưng sau đó cổ phiếu lại quay đầu tăng trở lại và tiếp tục xu hướng tăng đã hình thành nên trước đó khiến cho các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm bán ra và không còn nắm giữ cổ phiếu nữa.

AD_4nXcgiO41Wl3SMReL1xoR9tTX1a8fwyLCIC7Llqml2G_xjq-n0-FwSzAjvl-JfGar0A3UBzcjcTZLnT8Xsi2xkgqUmzwUwy-c2A4e3hEDPErEFZtNIb3YZPsGmaNWJrrOin926Gq0?key=5K2TCnKldOM4gkbwgbWk9IMZ

Trong xu hướng tăng: Cổ phiếu giảm giá và nhà đầu tư bán cắt lỗ tin tằng xu hướng tăng đã kết thúc và bắt đầu xu hướng giảm đó là bẫy giảm giá – Bear Trap.

Các nguyên nhân dẫn đến Bear Trap

  • Bẫy giá giảm thường sẽ xuất hiện khi các nhà đầu tư lớn bắt đầu hoạt động thao túng thị trường. Họ thực hiện những lệnh mua bán giả với tần suất liên tục để tạo các xu hướng giả. Mục đích họ làm như vậy là muốn để cho giá cổ phiếu được đẩy giá xuống thấp nhất. Ngoài ra chiêu trò của những “cá mập” này là kết hợp chung với các tin tiêu cực. Những người non kinh nghiệm sẽ bị mắc bẫy và nhanh chóng bán ra. Lợi dụng tình thế đó, các cá mập sẽ mua vào với giá thành thấp và bán ra với giá cao.

  • Bear Traps cũng sẽ xảy ra khi có quá nhiều nhà đầu tư trên thị trường muốn chốt lời. Hiệu ứng điều chỉnh giá tạm thời cũng vì thế mà được hình thành tại thị trường. Vào các dịp lễ hay tết thường thì do thị trường không được giao dịch nên lúc này nhiều nhà đầu tư sẽ bán. Sau khi kết thúc đợt hiệu ứng này giá lại quay về tình trạng vốn có của nó.

>> Xem thêm: 3 bẫy tâm lý trader thường mắc phải và cách khắc phục.

Bẫy giảm giá Bull Trap là gì?

Đối với bẫy giảm giá Bull Trap, nhà đầu tư cần hiểu Bull Trap là gì và nguyên nhân xảy ra tình trạng này.

Bull Trap là gì?

Bull Trap là gì?

Bull trap (bẫy tăng giá) là tín hiệu đảo chiều tăng giả trong một thị trường đang đi xuống. Tín hiệu này xuất hiện khi giá tăng vượt qua ngưỡng kháng cự, tại mức kháng cự này nhiều nhà đầu tư sẽ nhận định giá vượt đỉnh cũ và sẽ bắt đầu một xu hướng tăng mới nên mở vị thế mua, và nhiều người cùng mua sẽ đẩy giá lên cao hơn nữa, nhưng khi lực mua yếu đi và không còn cầu nữa giá sẽ quay đầu giảm tiếp tục xu hướng giảm trước đó khiến cho các nhà đầu tư đã mua vào chịu lỗ.

Trong xu hướng giảm: cổ phiếu tăng giá và nhà đầu tư mua vào tin rằng xu hướng tăng bắt đầu nhưng sau đó giá tiếp tục giảm đó là bẫy tăng giá – Bull Trap.

Bull Trap và Bear Trap là những bẫy rủi ro mà NĐT khó tránh khỏi khi tham gia đầu tư tài chính, đặc biệt là những NĐT mới còn thiếu kinh nghiệm và tâm lý chưa vững vàng.

3 nguyên nhân chính dẫn đến Bull Trap

  • Bị “cá mập” (NĐT lớn, tạo lập) thao túng: Họ liên tục mua một mã cổ phiếu để tạo cơn sốt tăng giá ảo. Lúc này, các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm thấy giá tăng sẽ thực hiện mua vào. Khi đạt ngưỡng kỳ vọng, họ sẽ bắt đầu bán ra để thu lời.
  • Các sự kiện hoặc tin tức bất ngờ: Khi có những tin tức bất ngờ, thường thì vấn đề chính trị không thể đoán trước được. Các NĐT sẽ mua vào ồ ạt khiến giá tăng tạm thời.
  • Hiệu ứng tăng giá: Tại thời điểm nhiều NĐT cùng tiến hành lệnh mua vào sẽ gây ra hiệu ứng tăng giá. Thế nhưng tín hiệu này chỉ là giả và tạm thời, giá sẽ lại giảm mạnh khi công đoạn mua này dừng lại.

>> Xem thêm: Chuyên gia giải đáp: Cắt lỗ bao nhiêu % là đúng?

Cách nhận biết bây giảm giá bull trap và bear trap

Việc nhận biết được một sự phá vỡ có phải là bẫy giá hay thật sự là một tín hiệu breakout tốt là rất hữu ích để nhà đầu tư có thể tận dụng cơ hội mang về lợi nhuận hoặc phòng tránh được rủi ro. Có rất nhiều phương pháp, công cụ để nhận biết bẫy giá, và trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày một số công cụ phổ biến nhất, đó là Fibonacci, tín hiệu hội tụ/phân kỳ từ các chỉ báo và price action.

Những cách phòng tránh mắc bẫy bull trap và bear trap bao gồm:

Đừng giao dịch mua breakout khi chưa thật sự hiểu được hành vi của giá

Giao dịch đột phá ở các mức giá đang bứt phá là rất rủi ro. Cho nên, nếu là một nhà đầu tư nghiệp dư, bạn không nên giao dịch tại điểm đột phá mà nên chọn giao dịch thuận xu hướng để giảm thiểu rủi ro cho mình.

cach phong tranh bull trap

Nếu như muốn giao dịch break-out, nhà đầu tư nên đợi tín hiệu giá kiểm tra lại đường kháng cự lần nữa và có sự xác nhận tín hiệu từ khối lượng giao dịch, các chỉ báo và mô hình nến.

Có kiến thức phân tích thị trường

Tiếp theo nhà đầu tư cần phải trang bị cho mình thật tốt về kiến thức phân tích thị trường. Khi đã có kiến thức phân tích, đánh giá thị trường, bạn sẽ dễ dàng nhìn ra động thái của cá mập – dòng tiền lớn. Ngoài ra, với vốn kiến thức của mình bạn có thể phân tích được sự kiện sắp tới sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giá cả để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng từ bull trap.

Sử dụng thành thạo các công cụ chỉ báo kỹ thuật: MACD, RSI, Fibonaci,…

>> Xem thêm: Đường EMA là gì? Ứng dụng của đường EMA trong giao dịch.

Luôn đặt cắt lỗ, chốt lời

Cắt lỗ, chốt lời là chiến lược phòng ngừa rủi ro hiệu quả nhất mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng phải nhớ. Đặc biệt với giao dịch nhiều rủi ro như Bull Trap thì cắt lỗ chốt lời lại càng cần thiết. Khi này dù bạn có nhận định sai thị trường và dính bẫy Bull Trap cũng không thua lỗ quá nhiều.

- Đặt điểm cắt lỗ chặt chẽ ngay trong lúc vào lệnh mua một cách cụ thể và rõ ràng; không nên để một vị thế lỗ quá 10%/ 1 vị thế.

- Hãy bình tĩnh, chờ tín hiệu xác nhận từ khối lượng thanh toán giao dịch lớn mới vào. Không nên “tất tay” vì như thế độ rủi ro rất cao.

- Phân tích kỹ mô hình breakout ở vùng kháng cự và mô hình nến phải mạnh.

- Chờ thanh nến tiếp theo xuất hiện sau thời điểm phá vùng kháng cự để đảm bảo không xảy ra Bull Trap.

- Nghiên cứu về khối lượng giao dịch hoặc chỉ báo OBV (On Balance Volume - chỉ báo khối lượng cân bằng) bởi nó sẽ giúp bạn tăng tỷ lệ đúng cao.

- Tránh đặt tỷ lệ đòn bẩy quá cao dễ dẫn đến rủi ro bị âm vốn quá nhiều. Có thể chia nhỏ vị thế ra giải ngân từng phần và gia tăng thêm vị thế khi giá đi đúng xu hướng mình dự đoán.

Quan sát hành động giá

Các nhà giao dịch có thể tránh bẫy tăng giá bằng cách quan sát hành động giá. Hành động giá đề cập đến hành vi thực sự của giá tại bất kỳ thời điểm nào.

Trong khi theo dõi một đợt tăng giá tiếp cận mức kháng cự, nhà giao dịch nên lưu ý những gì giá hoạt động. Ví dụ như:

  • Các chân nến ngắn hơn bắt đầu hình thành khi giá chạm vào vùng kháng cự. Tại thời điểm này, không có khối lượng cũng như động lực để hỗ trợ giao dịch.

  • Nếu nến giảm dài hơn được hình thành, được bổ sung bởi nến tăng ngắn, đây là dấu hiệu cho thấy phe gấu đang chiếm lấy hướng đi của thị trường. Không thực hiện các giao dịch mua.

  • Nếu các chân nến tại vùng kháng cự có bấc dài ở phía trên, điều đó có nghĩa là phe gấu đang kìm hãm giá không tăng cao hơn nữa. Nếu các giao dịch mua được mở ở đây, chúng sẽ chỉ có lợi nhuận trong một thời gian ngắn trước khi bị đẩy xuống mức thấp hơn và bị mắc kẹt.

Tóm lại, hành động giá là cách chắc chắn nhất để đọc thị trường và tránh bẫy tăng giá khi chúng hình thành.

Hiểu được tâm lý thị trường và có độ “lì” nhất định

Ngay cả những nhà đầu tư lâu năm cũng có thể dính bẫy Bull Trap nếu không kìm hãm được sự sợ hãi của bản thân. Ngoài việc nắm bắt tâm lý thị trường, nhà đầu tư cần có chính kiến, làm chủ lối chơi và có độ gan lì khi giá quay đầu giảm.

Trên đây Golden Fund đã tổng hợp các khái niệm về bẫy giá Bear Trap, Bull Trap cùng với cách nhận biết và phòng tránh các bẫy này khi giao dịch trên thị trường. Hi vọng với những kiến thức này bạn sẽ được trang bị thêm công cụ để giao dịch thành công trên thị trường.

>> Bài viết liên quan:

- Mô hình W là gì? Cách giao dịch với mô hình W.

- Đầu cơ và đầu tư là gì? Cách phân biệt và lựa chọn đúng.

- Ưu và nhược điểm của Trader tự thân.


caret-up-solid