Biên bản cuộc họp FOMC trong tháng 6 sẽ là tâm điểm của tuần này khi mà những số liệu kinh tế đang khiến FED đau đầu trong việc trả lời cho câu hỏi: “Có nên xoay chuyển chính sách hay không?”
Diễn biến thị trường
Sự kết hợp của hai chỉ số PCE và PMI sản xuất trong tuần trước đã đem lại những kết quả không mấy khả quan đối với nền kinh tế Mỹ. Sản xuất giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm, đồng thời PCE vẫn tiếp tục tăng nhẹ nhưng với mức tăng thấp dần cho thấy lạm phát có thể đã chững lại và FED có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong những cuộc họp tới. Tuy nhiên, điều này lại không được hưởng ứng từ chính trường và các chính khách khi mà cuộc bầu cử giữa kỳ đang đến gần. FED đã đánh giá sai về mức độ ảnh hưởng của lạm phát trong năm ngoái và không chỉ FED mà cả chính trường đang chịu áp lực rất lớn tới từ công chúng.
Mặc dù chỉ số PCE là một chỉ số được FED ưa thích hơn, nhưng một con số lạm phát tổng quan tới từ chỉ số CPI sẽ mang lại nhiều ý nghĩa hơi đối với những nhà hoạch định chính sách. Ít nhất là cho tới thời điểm hiện tại, FED vẫn đang duy trì quan điểm lạm phát đặt lên hàng đầu của mình.
Bức tranh suy thoái của nền kinh tế Mỹ
Thị trường lao động ngày một thu hẹp đang là một tín hiệu đáng báo động. Mức lao động đang ở mức thấp nhất trong vòng hai năm qua khi những chính sách về nhập cư hạn chế và tình trạng thiếu hụt lao động do thai sản đã đẩy các công ty rơi vào tình trạng buộc phải chi tiêu nhiều hơn để duy trì nguồn lao động khiến mức thu nhập của các công ty sụt giảm. Đây là một tín hiệu xấu với thị trường chứng khoán và tình hình sản xuất. Khi sản xuất thâm hụt, lạm phát rất có thể sẽ kéo dài hơn và trở nên “bám rễ” đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, những bức tranh có thể sẽ không xấu như tưởng tượng đối với các nhà dự báo, khi dòng tiền vẫn tiếp tục đổ về các nhóm ngành dịch vụ. Nhiều nhà dự báo đưa ra thời điểm suy thoái có thể sẽ bắt đầu vào cuối năm nay và cho đến hết năm sau. Tuy nhiên chúng ta có quyền kỳ vọng vào một kịch bản lạc quan.
Thị trường kỳ vọng rằng có thể sẽ có một mức tăng 0,75% trong những cuộc họp tới dưới những động thái tiếp tục kiểm soát lạm phát ở mức mạnh mẽ từ FED.
Kịch bản biến động
-
Kịch bản 1: FED sẽ lặp lại những thái độ cứng rắn về kiểm soát lạm phát như trong cuộc họp tháng 6, đây là kịch bản tiêu cực với vàng. Giá vàng có thể sẽ giảm nhẹ rồi sau đó biến động hai chiều quanh mốc $1.770/oz.
- Kịch bản 2: FED cho thấy quan điểm hòa hoãn khi nhắc đến các chỉ số lạm phát PCE, CPI đều đã chững lại và thị trường kỳ vọng FED sẽ làm chậm lại tiến trình tăng lãi suất của mình. Đây là kịch bản tích cực với vàng. Giá vàng có thể sẽ tăng trở lại khu vực $1.780/oz.
Biên bản cuộc họp FOMC tháng 6 sẽ tóm tắt những ý chính trong cuộc họp tháng 6 và tiết lộ những điều mà FED có thể sẽ đặt làm trọng tâm trong những cuộc họp tới. Golden Fund sẽ tiếp tục cập nhật những phân tích và nhận định mới nhất về vàng và thị trường tài chính thế giới.