“DÀI HẠN, TRUNG BÌNH HAY ĐAU ĐỚN” - KỊCH BẢN SUY THOÁI NÀO SẼ ĐẾN ĐỐI VỚI HOA KỲ?

  • Chia sẻ bài viết:

Những cuộc suy thoái, giống như những “gia đình không hạnh phúc”, đều đem đến những nỗi đau theo cách rất riêng biệt.


Ảnh hưởng của những cuộc suy thoái từ trước tới nay

GOLDEN FUND

Kế hoạch tiếp theo, điều mà các nhà kinh tế nhận thấy có thể thực hiện được vào cuối năm sau khi “trời sáng lại sau cơn mưa” có thể sẽ giải quyết được điều đó. Sự suy thoái của Hoa Kỳ có thể ở mức khiêm tốn hoặc cũng có thể ở mức kéo dài.

Nhiều nhà quan sát kỳ vọng bất kỳ sự sụt giảm nào đều sẽ ít tồi tệ hơn nhiều so với cuộc đại khủng hoảng tài chính 2007-2009 và các cuộc suy thoái liên tiếp được thấy trong những năm 1980, khi lạm phát kéo dài đến mức này. Họ nói rằng nền kinh tế đơn giản là không vượt quá xa so với những giai đoạn trước đó.

GOLDEN FUND

Mặc dù cuộc suy thoái có thể ở mức vừa phải, nhưng khả năng sẽ lâu hơn so với các cuộc suy thoái kéo dài trong thời gian 8 tháng vào thời điểm 1990-1991 và 2001. Đó là bởi lạm phát tăng cao có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang không vội vã đảo ngược chính sách của mình.

Nhà kinh tế cao cấp Robert Dent của Nomura Securities cho biết: “Tin tốt với chúng ta là có một giới hạn đối với mức độ nghiêm trọng của suy thoái. Tin xấu là nó sẽ kéo dài". Một nhà phân tích của FED tại New York cho rằng mức giảm khoảng 2% có thể bắt đầu vào quý IV và kéo dài đến hết năm sau.

Bất kể suy thoái có hình dạng như thế nào, có một điều chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều tổn thương khi nó xảy ra. Trong hàng chục cuộc suy thoái kể từ Thế chiến II, trung bình nền kinh tế suy giảm 2,5%, tỷ lệ thất nghiệp tăng khoảng 3,8% và lợi nhuận doanh nghiệp giảm khoảng 15%. Thời gian trung bình cho một cuộc là 10 tháng.

Suy thoái được dự báo sẽ kết thúc vào năm 2023 và mức độ ảnh hưởng có thể sẽ yếu hơn các tháng trước, dù vậy nó vẫn sẽ khiến hàng trăm nghìn người Mỹ mất việc làm. Thị trường chứng khoán vốn đã suy yếu có thể bị sụt giảm thêm do thu nhập giảm. Và xếp hạng tín nhiệm của Tổng thống Joe Biden có thể bị ảnh hưởng nặng nề.

“Tôi nghĩ đây sẽ là cuộc suy thoái thứ sáu hoặc thứ bảy, kể từ khi tôi bắt đầu sự nghiệp đầu tư,” nhà đầu tư lâu năm Scott Sperling nói. "Mỗi người trong số họ mặc dù đều là những thành phần khác nhau nhưng họ đều cảm thấy đau đớn như nhau".

GOLDEN FUND

Các dấu hiệu suy yếu của nền kinh tế đang gia tăng, với chi tiêu cá nhân lần đầu tiên giảm vào tháng 5 trong năm nay, sau khi tính đến lạm phát và chỉ số sản xuất của Mỹ chạm mức thấp nhất trong hai năm vào tháng 6. Nhà kinh tế trưởng Michael Feroli của JPMorgan Chase & Co. đã phản ứng với dữ liệu mới nhất bằng cách cắt giảm dự báo tăng trưởng giữa năm của mình xuống mức gần như có nguy cơ xảy ra suy thoái.

Độ sâu và độ dài của suy thoái phần lớn sẽ được xác định bởi mức độ lạm phát dai dẳng, và mức độ “đau đớn” mà FED sẵn sàng gây ra cho nền kinh tế để hạ lạm phát xuống mức chấp nhận được có thể sẽ còn lớn hơn.

Cố vấn kinh tế trưởng của Allianz SE, Mohamed El-Erian cho biết ông lo lắng về một kịch bản chững lại giống như những năm 1970, khi FED sớm nới lỏng chính sách để đáp ứng với sự suy yếu của nền kinh tế trước khi xóa bỏ lạm phát ra khỏi hệ thống.

Một chiến lược như vậy sẽ tạo tiền đề cho sự suy giảm kinh tế sâu hơn và thậm chí còn lớn hơn khi xảy ra bất bình đẳng, người phụ trách chuyên mục Bloomberg Opinion cho biết. Năm ngoái, El-Erian đã cảnh báo Fed đã mắc sai lầm lớn khi hạ thấp mối đe dọa lạm phát.

Thị trường lao động và nhà ở

Mặc dù thị trường nhà đất đã sụt giảm mạnh bởi sự gia tăng lãi suất thế chấp từ FED, nhưng nó cũng đang ở điều kiện tốt hơn so với năm 2006-2007, khi nguồn cung ngập tràn do bùng nổ đầu cơ.

GOLDEN FUND

Ngày nay, Hoa Kỳ có khoảng 2 triệu đơn vị nhà ở “thiếu so với những gì hồ sơ nhân khẩu học của chúng tôi sẽ đề xuất vào thời điểm này,” Doug Duncan, nhà kinh tế trưởng tại Fannie Mae cho biết. "Điều đó đặt một mức sàn ở một mức độ nào đó cho một cuộc suy thoái kinh tế có thể lớn như thế nào."

Trường hợp cơ bản của Duncan là sự sụt giá mạnh trong việc tăng giá nhà, nhưng không phải là sự sụp đổ hoàn toàn hoàn toàn.

Trên thị trường lao động, sự thiếu hụt nguồn lao động do tình trạng lao động mới sinh con, nghỉ hưu và nhập cư chậm lại có khả năng khiến các công ty thận trọng hơn về việc cắt giảm nhân viên trong thời kỳ suy thoái, đặc biệt nếu đó là một giai đoạn nhẹ nhàng hơn.

Bức tranh suy thoái đang ngày một rõ nét đối với nền kinh tế Mỹ khi các số liệu kinh tế đang không hề ủng hộ FED. Việc FED coi nhẹ lạm phát như phát biểu trong năm 2021 đã để lại ảnh hưởng và hậu quả vô cùng to lớn. Tuy nhiên, những kịch bản có thể sẽ không phải là điều tồi tệ nhất, ít nhất là khi thời điểm hiện tại nền kinh tế đã khác xa so với thời điểm suy thoái năm 2008. Vàng, lớp tài sản chiến lược mà bất kỳ danh mục đầu tư nào nên có sẽ chứng minh được những gì mà nó đem lại đối với nhà đầu tư trong việc bảo vệ tài sản khỏi những nguy cơ suy thoái.


caret-up-solid