Bollinger Bands là gì và cách sử dụng thế nào?

  • Chia sẻ bài viết:

Vậy, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chỉ báo Bollinger Bands cùng cách sử dụng để chau dồi thêm kiến thức phân tích vàng và giá của các loại tài sản khác trong bài viết này.


Trong quá trình tìm hiểu các phương pháp phân tích kỹ thuật hay tìm các chỉ báo hỗ trợ giao dịch hiệu quả, hẳn bạn đã từng thắc mắc “Bollinger Bands là gì?” và “tại sao nó trở nên vô cùng phổ biến?” khi bạn thấy có rất nhiều người đang sử dụng chỉ báo này. Vậy, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chỉ báo Bollinger Bands cùng cách sử dụng để chau dồi thêm kiến thức phân tích vàng và giá của các loại tài sản khác trong bài viết này.

iC0rcDQ1s429IIpuULymU7XUsWD0DUNNyRJhRQff.png

 1. Tổng quan về Bollinger Bands

Chỉ báo Bollinger Bands (BB) được phát minh vào đầu những năm 1980 bởi John Bollinger – một nhà giao dịch và phân tích tài chính nổi tiếng.

Bolinger bands là chỉ báo giúp chúng ta nhận biết được giá của một loại tài sản đang trong trạng thái quá mua hay quá bán trong một khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, chỉ báo này còn giúp chúng ta dự đoán được biến động tiềm năng sắp tới của giá

Bollinger bands được cấu tạo bởi 3 phần chính:

  • Dải giữa: Là đường trung bình động chu kỳ 20 ngày hay còn được gọi là SMA 20.
  • Dải trên: Là đường trung bình động chu kỳ 20 ngày + độ lệch chuẩn 20 ngày x 2
  • Dải dưới: Là đường trung bình động chu kỳ 20 ngày - độ lệch chuẩn 20 ngày x 2

2. Cách sử dụng cơ bản Bollinger Bands

  • Khi giá tăng từ dưới đường SMA 20, chạm vào dải trên của Bollinger Band, đây được coi là tín hiệu quá mua và giá có tiềm năng đảo chiều giảm
  • Khi giá giảm từ trên đường SMA 20, chạm vào dải dưới của Bollinger Band, đây được coi là tín hiệu quá bán và giá có tiềm năng đảo chiều tăng.

Bollinger Bands cung cấp các điểm mua và bán rất tốt trong giai đoạn giá đi ngang tích lũy hoặc dao động tăng giảm nhẹ.

3. Bollinger Band giúp chúng ta dự đoán biến động tiềm năng

  • Trong các giai đoạn giá đi ngang tích lũy, dải Bollinger band có xu hướng bó hẹp lại giúp chúng ta dự đoán được rằng, thị trường chuẩn bị có biến động mạnh và dải Bollinger Band sẽ mở rộng ra.
  • Khi các dải mở rộng quá mức do xu hướng tăng/giảm mạnh, thị trường có thể bước vào giai đoạn kết thúc chu kỳ, đảo chiều hoặc đi ngang tích lũy và khiến dải Bollinger Bands bó hẹp trở lại.

Từ đó, chúng ta có thể dự đoán biến động sắp tới của thị trường thông qua sự bó hẹp hoặc mở rộng của dải Bollinger Band

 

Trên đây là toàn bộ những lưu ý cần thiết khi giao dịch với chỉ báo Bollinger Bands, nếu có khó khăn thắc mắc về chỉ báo này, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với đội ngũ phân tích kỹ thuật thị trường của Golden Fund theo các liên lạc chi tiết ngay bên dưới.

Xin cảm ơn, và Chúc quý vị giao dịch thành công!

 


caret-up-solid