Các mô hình giá thường gặp trong PTKT

  • Chia sẻ bài viết:

Trong phân tích kỹ thuật, mô hình giá (Price Pattern) là dạng các biểu đồ về giá thực hiện mô phỏng các giao dịch mua bán trong các khoảng thời gian nhất định. Mô hình giá có sự đa dạng hình thù nhất định và được lặp lại nhiều lần. Nhờ đó các nhà giao dịch có thể dự đoán được những biến động về xu hướng giá trong tương lai.

Trên bảng đồ thị kỹ thuật số, các điểm giá được nối lại với nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Các hình dạng mô hình giá thường gặp như: mô hình vai đầu vai, mô hình đỉnh kép, mô hình 2 đỉnh, mô hình 2 đáy,...Từ đó giúp dự đoán được mức giá tiếp theo dựa trên những dữ liệu từ quá khứ.


1. Mô hình vai đầu vai

Định nghĩa: Mô hình vai đầu vai (Head And Shoulders) là một mô hình giá báo hiệu sự đảo chiều trong tương lai. Trong đó, mô hình vai đầu vai thuận thường xuất hiện trong xu hướng tăng, báo hiệu giá sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm. Ngược lại, mô hình vai đầu vai ngược thường xuất hiện trong xu hướng giảm và báo hiệu giá sẽ đảo chiều từ giảm sang tăng.

Đặc điểm mô hình vai đầu vai (thuận):

  • Vai trái là đỉnh thứ nhất xuất hiện trong mô hình.
  • Đầu là đỉnh thứ 2 hình thành cao hơn đỉnh thứ nhất .
  • Vai phải là đỉnh cuối cùng của mô hình và đỉnh này thấp hơn đầu. Thông thường đỉnh vai trái và vai phải không cần bằng nhau.
  • Đường neckline được xem là đường hỗ trợ của mô hình.
  • Về khối lượng khớp lệnh, tại đỉnh vai trái thị trường có thanh khoản cao nhất và có xu hướng giảm dần từ vùng đỉnh đầu và vai phai phải. Khi giá vi phạm đường neckline cũng là lúc thanh khoản gia tăng trở lại.

Mô hình giá vai đầu vai thuận: Khi giá vi phạm đường neckline cũng là lúc thanh khoản gia tăng trở lại

Chiến lược giao dịch: Đối với vai đầu vai thuận, nhà đầu tư nên đặt mức chốt lời khi giá phá vỡ đường neckline, ngược lại đối với vai đầu vai ngược khi giá vượt đường neckline sẽ cho điểm giải ngân tốt.

>> Xem thêm: Mô hình giá 101: Mẫu hình nên nhấn chìm.

 

2. Mô hình 2 đáy

Định nghĩa: Là mô hình giá đảo chiều thường xuất hiện ở cuối một xu hướng giảm, dự đoán sự đảo chiều từ giảm sang tăng. Khi mô hình này xuất hiện thì các nhà đầu tư sẽ dự đoán được xu hướng tăng giá chuẩn bị diễn ra.

Đặc điểm: Mô hình này gồm 2 đáy có chiều cao tương đương nhau và một đường Neckline (là một mức hỗ trợ hoặc kháng cự) đi qua đỉnh được tạo bởi 2 đáy. Hình dáng của mô hình 2 đáy giống như chữ W.

blobid0-346.png

Chiến lược giao dịch:

  • Nối các đỉnh lại chúng ta có một đường trendline, khi giá break qua khỏi đường trendline thì chúng ta tạo một vị thế mua 20% tỉ trọng (điểm mua 1).
  • Khi giá phá lên đường neckline, nhưng để tránh tình trạng bulltrap, chúng ta nên đợi cây nến đóng hoàn toàn trên đường neckline kể từ khi giá phá vỡ sẽ vào 30% tỉ trọng vị thế mua (điểm mua 2).
  • Trong kịch bản giá quay lại kiểm định một lần neckline thì chúng ta sẽ vào 50% tỉ trọng vị thế mua (điểm mua retest).

3. Mô hình 2 đỉnh

Định nghĩa: Mô hình 2 đỉnh là mô hình giá đảo chiều, thường xuất hiện cuối xu hướng tăng cung cấp tín hiệu giá chuẩn bị đổi xu hướng từ tăng sang giảm.

Đặc điểm: Mô hình này gồm 2 đỉnh có chiều cao tương đương nhau và một đường Neckline (là một mức hỗ trợ hoặc kháng cự) đi qua đáy được tạo bởi 2 đỉnh. Hình dáng của mô hình 2 đỉnh giống như chữ M.

blobid1-78.png

Chiến lược giao dịch:

Nối các đáy lại với nhau chúng ta có một đường trendline, khi giá break qua khỏi đường trendline thì chúng ta bán 1/2 số vị thế đang nắm giữ (điểm chốt lời 1).

Chúng ta cho vị thế bán hết số vị thế còn lại khi giá break ra khỏi đường neckline để bảo toàn được lợi nhuận đầu tư (điểm chốt lời 2). Tuy nhiên, nếu bán không kịp ngay khi giá vừa break khỏi đường neckline thì nhà đầu tư có thể chờ khi giá retest một lần nữa ở đường neckline để đặt ra một vị thế bán (điểm retest).

Cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết này của Golden Fund.


caret-up-solid