CHU KỲ KINH TẾ CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ LÊN GIÁ VÀNG

  • Chia sẻ bài viết:

Thị trường vàng vật chất có mối quan hệ chặt chẽ với chu kỳ kinh tế. Hiểu được chu kỳ kinh tế sẽ giúp nhà đầu tư xác định được thời điểm mua vào hay bán ra tài sản trú ẩn này.


Chu kỳ kinh tế là gì?

Chu kỳ kinh tế (Business Cycle) là những biến động có tính chu kỳ của một nền kinh tế. Bởi kinh tế thị trường không mãi tăng trưởng, cũng không mãi suy thoái mà biến động liên tục, khó kiểm soát. Chu kỳ kinh tế thể hiện ở các chuỗi sự kiện, được lặp lại theo thời gian. Mặc dù, sự kiện kinh tế của các chu kỳ không giống nhau, nhưng chúng sẽ có những điểm đặc trưng tương tự.

Cụ thể, chu kỳ kinh tế sẽ được đo lường bằng sự biến động của GDP thực tế, tạo nên sự luân phiên của các sự kiện: Suy thoái, phục hồi, hưng thịnh.

Trong đó, GPD hay tổng giá trị tiền của các sản phẩm, dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra ở một quốc gia, xác định trong thời gian nhất định. Chu kỳ kinh tế sẽ bắt đầu bằng cuộc suy thoái với 2 quý liên tiếp ở tình trạng GDP thực tế ở mức tăng trưởng âm.

Nguyên nhân xuất hiện chu kỳ kinh tế:

  • Theo Sismondi (Nhà kinh tế học nổi tiếng người Thụy Sĩ), chu kỳ kinh tế là kết quả tự nhiên của các yếu tố thị trường tác động như: Tiêu dùng thấp, sản xuất dư thừa.
  • Theo quan niệm truyền thống, chu kỳ kinh tế là kết quả của các yếu tố tác động bên ngoài như: Dịch bệnh, chiến tranh, thiên tai…

Ví dụ về nguyên nhân tạo nên chu kỳ kinh tế:

  • Kinh tế tăng trưởng phát triển dẫn đến doanh nghiệp tăng lương cho nhân viên. Lúc này, người lao động có nhiều tiền để chi tiêu, kéo theo sự tăng trưởng của sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu.
  • Điều này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển mở rộng quy mô, tạo nên sự cạnh tranh giữa các công ty trên thị trường.
  • Hậu quả dẫn đến sẽ là sản xuất hàng hóa dư thừa, bắt buộc doanh nghiệp cần giảm giá để kích cầu tiêu dùng. Hệ lụy là lợi nhuận kinh doanh giảm, các công ty cắt giảm lương, cắt giảm lao động và cuối cùng là suy thoái kinh tế.

Các giai đoạn của chu kỳ kinh tế

Chu kỳ kinh tế là sự biến động của GDP theo các giai đoạn biến động khác nhau. Nắm rõ về giai đoạn của chu kỳ kinh tế sẽ giúp phân tích, đánh giá được cơ hội đầu tư, kinh doanh. Cụ thể, các giai đoạn của chu kỳ kinh tế sẽ bao gồm:

  • Giai đoạn suy thoái kinh tế (Recession): Đặc điểm của giai đoạn này là thời điểm nền kinh tế bắt đầu có các dấu hiệu đi xuống (Sản lượng hàng hóa suy giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng, mức lương thấp, lãi tín dụng bị thắt chặt…) dẫn đến GDP của nền kinh tế sụt giảm. Lạm phát ở thời kỳ này có sự giảm tốc độ nhưng có độ trễ nhất định.
  • Giai đoạn đáy chu kỳ (Trough): Giai đoạn này nền kinh tế đã bị suy thoái ở mức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân, doanh nghiệp. Nhà nước bắt đầu có các chính sách hỗ trợ tài chính bằng cách bơm nguồn tiền vào nền kinh tế.
  • Các hoạt động hỗ trợ như: Giảm lãi suất, chính sách trợ giá… để làm giảm đà suy thoái kinh tế chung của thị trường. Lạm phát ở giai đoạn đáy có sự tăng nhẹ.
  • Giai đoạn phục hồi kinh tế (Recovery): Giai đoạn này nền kinh tế bắt đầu có các dấu hiệu phục hồi (Sản xuất tăng trưởng trở lại, lợi nhuận và doanh thu của các công ty ghi nhận cao trở lại…). Mức GDP liên tục ghi nhận ở mức dương và tăng trưởng vượt bậc so với giai đoạn trước đó. Thời điểm này, lạm phát ở mức vừa phải và có xu hướng giảm.
  • Giai đoạn đỉnh của chu kỳ kinh tế (Peak): Giá trị GDP của giai đoạn này ở mức cao nhưng tăng trưởng chậm hơn giai đoạn phục hồi. GDP tăng trưởng chậm hơn do nền kinh tế đã đạt đỉnh. Đây cũng là thời điểm lạm phát bắt đầu tăng nhanh, đồng tiền mất giá. Nền kinh tế lúc này có các dấu hiệu đạt đỉnh và bắt đầu giai đoạn suy thoái, bước sang chu kỳ mới.

cac-giai-doan-chu-ky-kinh-te

Một cuộc suy thoái bắt đầu, khi nền kinh tế trải qua 2 quý liên tiếp với tăng trưởng GDP ở mức âm. Giai đoạn suy thoái của chu kỳ sẽ không được tính nếu quý đầu âm, quý tiếp theo dương và quý thứ ba tiếp tục âm.

Chu kỳ kinh tế Việt Nam

Tại Việt Nam, khủng hoảng kinh tế được xác định với chu kỳ 10 năm 1 lần. Hiện tượng suy thoái kinh tế ở nước ta rơi vào những năm cuối của thập niên. Tuy nhiên, đây là sự kiện suy thoái kinh tế ngẫu nhiên. Chu kỳ kinh tế Việt Nam bắt đầu bởi sự hưng phấn và tâm lý đám đông, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, giá trị GDP.

Hai chu kỳ kinh tế Việt Nam được nhắc đến nhiều nhất bắt đầu từ năm 1997 và năm 2008. Đây là hai thời điểm suy thoái kinh tế lớn nhất mà nước ta chịu ảnh hưởng từ thị trường tài chính. Cuộc khủng hoảng này diễn ra tại thời điểm mà nền kinh tế Việt Nam đang còn yếu, không có sức đề kháng với những tác động bên ngoài.

Chu kỳ kinh tế gần đây nhất có đáy chu kỳ bắt đầu từ năm 2019-2021. Năm 2022 nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phục hồi, mức GDP tăng trở lại, lạm phát đang được kiểm soát tốt. 

Giá vàng biến động theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế

Với tính chất phòng hộ lạm phát và trú ẩn của vàng, khi nền kinh tế chuyển sang giai đoạn khủng hoảng, suy thoái hay trong môi trường lạm phát cao, vàng sẽ là nơi dòng tiền hướng về. Ngược lại, khi kinh tế chuyển mình, bước vào giai đoạn phát triển, thị trường sẽ ưa thích những tài sản rủi ro sinh lời cao hơn vàng, lúc này vàng có thể bị bán tháo.


caret-up-solid