CHỦ TỊCH FED ATLANTA - BOSTIC: SUY THOÁI SẼ DIỄN RA THEO “TRẬT TỰ”

  • Chia sẻ bài viết:

Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Atlanta Raphael Bostic cho biết thị trường việc làm mạnh mẽ của Mỹ đang cho thấy nền kinh tế có thể tăng trưởng chậm lại "một cách tương đối có trật tự"


Suy thoái theo hướng "có trật tự"

Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Atlanta - ông Raphael Bostic cho biết thị trường việc làm mạnh mẽ của Mỹ đang cho thấy nền kinh tế có thể tăng trưởng chậm lại "một cách tương đối có trật tự" khi ngân hàng trung ương nỗ lực hạ nhiệt lạm phát bằng cách tăng lãi suất.

Bostic cho biết trên kênh “Face the Nation” của CBS vào Chủ nhật khi được hỏi về khả năng về cái được cái gọi là “hạ cánh mềm đối với nền kinh tế Mỹ.” Ông trả lời rằng “Có thể sẽ có những mất mát. Nhưng tôi nghĩ Cục Dự trữ Liên bang sẽ làm mọi thứ có thể để tránh những tổn thương sâu sắc.” Ông Bostic, người đã không bỏ phiếu về chính sách tiền tệ trong năm nay cho biết rằng “có một số kịch bản” để đạt được mục tiêu đó.

Ngân hàng Trung ương Mỹ đã tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75% vào tuần trước. Đây là lần tăng lãi suất với mức 0,75% lần thứ ba liên tiếp và giới chuyên gia dự báo rằng FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong những tháng tới để hạ nhiệt áp lực lạm phát.

GOLDEN FUND
Biểu đồ Dot-Plot của FED

Các nhà hoạch định chính sách do Chủ tịch Jerome Powell đứng đầu đang tiến hành nhanh chóng “liều thuốc” hạ nhiệt lạm phát đang ở mức cao nhất trong gần 40 năm sau khi chậm chạp trong việc phát hiện ra nguy cơ lạm phát gia tăng vào năm ngoái. Các nhà phê bình đã chỉ trích họ vì lỗi đó, mặc dù lạm phát cũng đã trở nên tồi tệ hơn do cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã làm tăng giá thực phẩm và năng lượng trên khắp thế giới.

Lộ trình tăng lãi suất sẽ kéo dài sang tận năm 2023

GOLDEN FUND
Ngân hàng Dự trữ Liên bang Atlanta

Bostic lặp lại tuyên bố của các quan chức FED khác rằng nhu cầu của Mỹ cần phải giảm xuống để khống chế lạm phát. Ông cho biết nó đang bắt đầu thu hẹp, điều này sẽ giúp FED hạ nhiệt lạm phát trở lại và lạm phát không duy trì ở mức bền vững.

Ông nói: “Chúng tôi vẫn đang tạo ra rất nhiều việc làm hàng tháng và vì vậy tôi thực sự nghĩ rằng có một số khả năng để nền kinh tế hấp thu nhanh chóng các chính sách của chúng tôi và làm chậm lại lạm phát theo một cách có trật tự”.

Giá cả tiêu dùng của Mỹ đã tăng tới 8,3% trong 12 tháng tính cho đến hết tháng Tám. FED đã đặt mục tiêu lạm phát 2%, chỉ số này được đo bằng một thước đo lạm phát khác được gọi là chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân PCE. Nó đã tăng 6,3% trong 12 tháng tính đến tháng 7 theo những dữ liệu gần đây nhất của nó cho thấy.

Các nhà hoạch định chính sách đã tuyên bố rằng họ sẽ sớm làm giảm lạm phát trở lại mục tiêu ngay cả khi điều đó gây tổn hại cho nền kinh tế Mỹ và người lao động.

GOLDEN FUND

Các quan chức cho rằng đây là một nỗ lực để làm chậm và làm suy giảm nhu cầu dư thừa và đưa thị trường lao động trở lại trạng thái “cân bằng” - một cách nói bóng bẩy phủ nhận đi thực tế rằng nhiều người có thể mất việc làm trong quá trình này. Thị trường lao động cho đến nay vẫn tiếp tục phục hồi mạnh mẽ với tỷ lệ thất nghiệp chỉ ở mức 3,7%. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách trong tuần trước vẫn tiếp tục dự báo con số này sẽ tăng lên khoảng 4,4% trong năm tới khi họ tiếp tục tăng lãi suất.

Lộ trình tăng lãi suất mới nhất của FED đã cho thấy đà tăng lãi suất của FED sẽ không chấm dứt trong năm 2023. Khi lãi suất tiếp tục gia tăng, áp lực lên kim loại quý vẫn tiếp tục được duy trì.


caret-up-solid