Các quan chức ngân hàng trung ương Hoa Kỳ nhìn chung đã quay trở lại kế hoạch cho hai đợt tăng lãi suất lớn nữa vào tháng 6 và tháng 7, nhưng những gì xảy ra sau đó là một vấn đề tranh luận nội bộ căng thẳng. Phần lớn là do các quan điểm khác nhau về cách áp lực lạm phát sẽ sẽ diễn ra trong những tháng tới. Cùng Golden Fund tìm hiểu xem điều gì chờ đợi sau tháng 7.
Chủ tịch FED Atlanta - Raphael Bostic
Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic, đã nói rằng “việc tạm dừng tăng lãi suất vào tháng 9 có thể có ý nghĩa và thực sự hiệu quả” khi Cục Dự trữ Liên bang đã tăng lãi suất 0,5% như Chủ tịch Jerome Powell đã báo hiệu.
“Tôi nghĩ phần lớn điều đó sẽ phụ thuộc vào các động lực cơ bản mà chúng ta đang dần nhìn thấy được” - Bostic nói. Cả lạm phát và tác động của lãi suất cao hơn đối với nền kinh tế đang là hai mục tiêu mà FED phải đảm đương hiện tại.
Trong trường hợp rủi ro xảy ra, Fed có thể phải quyết liệt hơn. "Tôi là một người lạc quan và tôi cho rằng lạm phát sẽ bắt đầu giảm dần" vào thời điểm đó - Ông Bostic cho biết.
Chủ tịch FED Kansas - Esther George
Phát biểu cùng ngày tại một sự kiện khác, chủ tịch Fed ở thành phố Kansas, Esther George lại vẽ nên một bức tranh u ám hơn. Bà liệt kê nhiều yếu tố như cuộc chiến giữa Nga ở Ukraine và sự phong tỏa COVID-19 tại Trung Quốc có thể gây tăng hoặc giảm áp lực lạm phát.
Thêm vào đó, cách mà đại dịch đã thay đổi nền kinh tế Hoa Kỳ đã dẫn đến nguồn cung lao động bị hạn chế hơn nhiều so với nhu cầu lao động, và một nền kinh tế dịch vụ đang gặp phải khó khăn trong việc quay trở lại sau khi bị cắt giảm lớn công suất tại thời điểm đầu cuộc khủng hoảng.
Bà cũng lưu ý rằng, khoản tiết kiệm dư giả của các hộ gia đình, ước tính trị giá hàng nghìn tỷ đô la có thể khiến "công việc hạ nhiệt nhu cầu lao động của Fed" trở nên khó khăn hơn.
Một vấn đề phức tạp hơn nữa, Fed sẽ bắt đầu giảm bảng cân đối kế toán trị giá 9 nghìn tỷ USD vào tháng tới, cùng với đó là việc thắt chặt chính sách trong bối cảnh thị trường hiện đang biến động nhiều hơn so với lần thắt chặt bảng cân đối kế toán trước vào năm 2012.
Thách thức đối với FED vào nửa cuối 2022
Thách thức lớn nhất đối với Fed hiện tại là mục tiêu kép: thắt chặt chính sách vừa đủ để kiềm chế lạm phát đã tăng lên mức cao nhất trong 40 năm, nhưng không quá “mạnh tay” khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái.
Cả hai nhà hoạch định chính sách đều gật đầu chấp nhận những nhiệm vụ khó khăn trước mắt, khi lo ngại về sự suy giảm tăng trưởng toàn cầu và khả năng phục hồi của nền kinh tế Mỹ trước ảnh hưởng từ lãi suất và giá trị của thị trường vốn sụt giảm.
Các nhà đầu tư kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong năm nay, đưa lãi suất quỹ liên bang vào khoảng từ 2,75 đến 3% vào cuối năm.
Một các nhà đầu tư khác đã kêu gọi thúc đẩy tích cực hơn nữa để đưa lãi suất chính sách lên 3,5% vào cuối năm, điều này sẽ liên quan đến việc tăng nửa điểm tại tất cả các cuộc họp còn lại của FED, trong khi những người khác lại nói rằng họ hy vọng Fed sẽ điều chỉnh để có một mức tăng lãi suất nhỏ hơn sau tháng 7.
Bostic cho biết ông dự kiến sẽ có một loạt các động thái “nhẹ tay hơn” và hướng mục tiêu lãi suất trong khoảng 2 đến 2,5% vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, ông không đưa ra bất kỳ gợi ý cụ thể nào về vấn đề này.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!