Giá kim loại quý được coi là tài sản trú ẩn tăng phi mã cùng chiều với các tài sản rủi ro như chứng khoán. Liệu bong bóng kinh tế sẽ xảy ra?
Tài sản đồng loạt tăng giá
Thông thường, khi lãi suất đạt đỉnh, các NHTW chuẩn bị phương án nới lỏng chính sách, thị trường chuyển qua kỳ vọng kinh tế hồi phục, dòng tiền sẽ chảy nhiều vào các tài sản rủi ro gây bất lợi cho giá vàng. Tuy nhiên, trong khi chứng khoán Mỹ vượt đỉnh, giá vàng cũng liên tục phá đỉnh cao nhất mọi thời đại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Điều này càng gây khó hiểu khi gần đây, rất nhiều dữ liệu được công bố có lợi cho USD và DXY cũng đang hồi phục trở lại. Tuy nhiên, thị trường vẫn đang giữ kỳ vọng với các tài sản khác mặc cho đồng bạc xanh tăng giá.
Nguy cơ bong bóng tài chính
Trong một bài viết gần đây của Davide Barbuscia trên Reuters đề cập về đường cong lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đảo ngược, ông chỉ ra rằng đây là chỉ báo mạnh dự báo khủng hoảng kinh tế và độ chính xác đã được minh chứng trong các cuộc khủng hoảng trong quá khứ.
Đường cong lợi suất Kho bạc 2 năm và 10 năm đã liên tục bị đảo ngược - có nghĩa là trái phiếu ngắn hạn mang lại lợi suất cao hơn trái phiếu dài hạn - kể từ đầu tháng 7 năm 2022. Con số này vượt quá kỷ lục 624 ngày đảo ngược vào năm 1978.
Việc đảo ngược đời cong lợi suất bản chất là rào cản tăng trưởng kinh tế vì lợi suất trái phiếu ngắn hạn cao hơn sẽ làm tăng chi phí vay đối với các khoản vay tiêu dùng và thương mại. Trong khi trái phiếu dài hạn sẽ kém hấp dẫn hơn đối với người mua.
Fed và sẽ luôn là Fed
Thị trường giờ sẽ chỉ hướng mắt về Powell, chủ tịch Fed vì mọi động thái lúc này có thể ảnh hưởng mạnh lên kỳ vọng thị trường. Nhưng ít nhất, nếu khủng hoảng có xảy ra, đây không phải lần duy nhất thế giới đối diện với giai đoạn cuối của mỗi chu kỳ kinh tế.