DỮ LIỆU LẠM PHÁT CÓ THỂ CHƯA ĐỦ THUYẾT PHỤC NHƯNG LÀ TÍN HIỆU LẠC QUAN NHẸ!

  • Chia sẻ bài viết:

Dữ liệu mới của lạm phát tại Hoa Kỳ trong tháng 5 cho thấy có một sự giảm nhẹ ngay lập tức từ tốc độ lạm phát cao kỷ lục. Mặc dù chưa đủ để thuyết phục FED làm chậm lại những chính sách tiền tệ của mình nhưng nó đã phát ra tín hiệu rằng điều tồi tệ nhất có thể đã qua.


Dữ liệu lạm phát chưa đủ thuyết phục đối với FED

GOLDEN FUND

Lạm phát được đo lường bởi chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân ở mức 6,3% hàng năm vào tháng 5, giống như trong tháng 4 và vẫn cao hơn gấp ba lần mục tiêu chính thức 2% của ngân hàng trung ương Hoa Kỳ. Điều này khác xa với những bằng chứng về việc lạm phát giảm mà các quan chức FED nói rằng họ cần để đưa ra quyết định làm chậm lại kế hoạch tăng lãi suất của mình.

Sau khi công bố dữ liệu lạm phát mới nhất, các nhà giao dịch hợp đồng tương lai lãi suất đã đặt cược rằng FED có thể vẫn tiến hành một đợt tăng lãi suất 75 điểm cơ bản khác vào tháng tới.

Nhưng chính những nhà giao dịch đó đã cho thấy động thái về việc họ cũng kỳ vọng FED sẽ làm chậm tốc độ tăng lãi suất kể từ tháng 11 và ngừng tăng lãi suất hoàn toàn vào đầu năm 2023, vì bằng chứng cho thấy lạm phát có thể đã đạt đỉnh và nền kinh tế đang chậm lại.

GOLDEN FUND

Trong khi con số lạm phát dựa trên chỉ số giá tiêu dùng không có dấu hiệu giảm, một biện pháp riêng biệt để tính toán lạm phát không bao gồm chi phí thực phẩm và năng lượng đã giảm tháng thứ ba liên tiếp và hiện ở mức thấp nhất trong sáu tháng là 4,7%.

Phương pháp đo lường cái gọi là lạm phát "cốt lõi" đang gây tranh cãi, vì nó loại trừ một số hàng hóa ảnh hưởng thiết yếu nhất đến cuộc sống hàng ngày. Việc FED tập trung vào chỉ số lạm phát PCE, trái ngược với chỉ số giá tiêu dùng riêng biệt (CPI) và chỉ số CPI thường cao hơn cũng đang là một vấn đề tranh luận, vì PCE mang lại ít ý nghĩa hơn hơn đối với chi phí của các mặt hàng như nhà ở cũng đang tăng nhanh.

Nhưng sự sụt giảm trong PCE cốt lõi nếu tiếp tục sẽ vẫn có sức nặng đối với các nhà hoạch định chính sách như một tín hiệu mạnh mẽ, cho thấy giá cả đang hướng tới một mức ổn định cho phép.

Ian Shepherdson, nhà kinh tế trưởng tại Pantheon Macroeconomics cho biết: “Sự kết hợp của việc tiền lương tăng chậm hơn, lạm phát biên thấp hơn và đồng USD mạnh hơn đang bắt đầu thúc đẩy cho sự chậm lại của lạm phát cơ bản”. Ông nói thêm “Điều này có thể là đủ để thuyết phục FED”.

FED liệu có đang đi đúng hướng?

GOLDEN FUND

Các cập nhật dữ liệu gần đây cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng vào đầu năm ít hơn so với ước tính ban đầu và dữ liệu được công bố vào thứ Năm cho thấy trên cơ sở điều chỉnh lạm phát, cả thu nhập khả dụng và chi tiêu tiêu dùng đều giảm trong tháng Năm.

Nhu cầu tiêu dùng tăng cao, một phần được thúc đẩy bởi hàng nghìn tỷ USD thanh toán cứu trợ đại dịch từ chính phủ liên bang được coi là một yếu tố đằng sau sự tăng giá của hàng hóa cơ bản trong gần đây. Mục đích của FED trong việc tăng lãi suất là để đưa nhu cầu kỷ lục về hàng hóa và dịch vụ phù hợp hơn với những gì nền kinh tế có thể sản xuất hoặc nhập khẩu.

Michael Pearce, nhà kinh tế cấp cao của Hoa Kỳ tại Capital Economics, ước tính rằng tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 đã giảm xuống tốc độ hàng năm là 1%. Con số này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tăng trưởng theo xu hướng của Hoa Kỳ thường được ước tính là khoảng 2%. Việc giảm khoảng cách giữa mức độ sản xuất và mức độ tiêu thụ này có thể làm giảm áp lực đối với giá cả.

Pearce cho biết thêm: “Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng sẽ duy trì theo xu hướng trong nửa cuối năm.”

GOLDEN FUND

Giữa những dấu hiệu tăng trưởng chậm lại và lạm phát có khả năng chậm lại tương tự, FED bây giờ cần đánh giá về việc làm thế nào để cân nhắc việc tuân theo các đợt tăng lãi suất như đã định ​​trước nguy cơ nền kinh tế có thể chậm lại nhanh hơn dự kiến ​​hoặc thậm chí đi vào suy thoái.

Tại một hội nghị của các ngân hàng trung ương ở Bồ Đào Nha vào tuần này, Chủ tịch FED Jerome Powell đã khẳng định lại một lần nữa - rằng ngưỡng để ngân hàng trung ương Hoa Kỳ làm chậm hoặc ngừng tăng lãi suất là một ngưỡng suy giảm đủ nhiều của lạm phát. Các nhà hoạch định chính sách muốn chắc chắn rằng quan điểm của công chúng về lạm phát trong dài hạn sẽ không tăng cao hơn.

Các nhà đầu tư cũng theo dõi thị trường tài chính và thấy được thị trường coi trọng việc thắt chặt chính sách tiền tệ dự kiến ​​và tăng chi phí tín dụng nhanh hơn nhiều so với việc FED hành động để nâng lãi suất quỹ liên bang ngắn hạn. Chẳng hạn, lãi suất trung bình đối với khoản thế chấp có lãi suất cố định 30 năm ở Hoa Kỳ đã tăng gần gấp đôi lên 5,70% kể từ tháng 9 năm ngoái khi FED báo hiệu rằng các điều kiện tín dụng cần thắt chặt hơn. Lần tăng đầu tiên trong chu kỳ thắt chặt hiện tại của FED bắt đầu từ tháng Ba.

Với con số lạm phát đã hạ nhiệt, mặc dù chưa đem lại một sự thuyết phục nào đó hoàn toàn nhưng đã phát đi những tín hiệu lạc quan về tình hình lạm phát. Tuy nhiên, sẽ cần nhiều hơn thế để khiến FED thay đổi lại chính sách tiền tệ của mình. Một mặt, việc FED đang hành động một cách tương đối rủi ro khi kiểm soát lạm phát bằng cách hạ thấp cầu thay vì tăng cung đang tạo nên những áp lực suy thoái lên nền kinh tế lớn hơn bao giờ hết khi chi tiêu của các hộ gia đình giảm sút. Đây là một điều mà giới đầu tư chẳng hề “hoan nghênh” và rất có thể chứng khoán sẽ không còn là tài sản tăng trưởng mạnh nhất như hai năm qua mà thay vào đó là vàng - thứ tài sản tiết kiệm.


caret-up-solid