FED WILLIAMS: FED CÒN RẤT NHIỀU THỨ PHẢI LÀM ĐỂ HẠ NHIỆT LẠM PHÁT

  • Chia sẻ bài viết:

Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, John C. Williams đã có những phát biểu vào thứ Hai. Ông cho biết mặc dù đã có những dấu hiệu mới về việc hạ nhiệt lạm phát, nhưng áp lực giá cơ bản vẫn ở mức quá cao.


Áp lực lạm phát tới từ nhu cầu vẫn tăng cao

GOLDEN FUND

Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, John Williams đã có những phát biểu vào thứ Hai. Ông cho biết mặc dù đã có những dấu hiệu mới về việc hạ nhiệt lạm phát, nhưng áp lực giá cơ bản vẫn ở mức quá cao. Điều này đồng nghĩa là ngân hàng trung ương Hoa Kỳ cần phải thúc đẩy hơn nữa để kiểm soát lạm phát.

"Rõ ràng, lạm phát vẫn đang ở mức quá cao và lạm phát cao liên tục làm suy yếu khả năng nền kinh tế của chúng ta có thể huy động được hết tiềm năng Chính sách tiền tệ thắt chặt hơn đã bắt đầu hạ nhiệt nhu cầu và giảm áp lực lạm phát, thế nhưng công việc của chúng tôi vẫn chưa xong." - William trả lời khán giả trong một bài phát biểu tại Phoenix.

Williams trên cương vị cũng là phó chủ tịch của Ủy ban Thị trường mở Liên bang ấn định lãi suất của FED cũng đã không đưa ra quan điểm về những gì tiếp theo đối với chính sách tiền tệ. Nhưng ông cho biết FED sẽ tiếp tục thúc đẩy các hành động nhằm hạ nhiệt nhu cầu trong nỗ lực nhằm đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2% của FED. Lạm phát ở mức 6,2% trong tháng 8, cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.

GOLDEN FUND

Williams cho biết tăng trưởng kinh tế thấp hơn và tỷ lệ thất nghiệp cao hơn rất có thể là tác dụng phụ của công cuộc chống lạm phát của FED. Hoạt động kinh tế có thể sẽ gần như chững lại trong năm nay với mức tăng trưởng khiêm tốn trong năm tới và tỷ lệ thất nghiệp hiện ở mức 3,7%, có thể sẽ tăng lên 4,5% vào cuối năm 2023, ông nói.

FED đã tăng mạnh phạm vi lãi suất mục tiêu qua đêm trong năm nay từ mức gần 0 vào tháng 3 lên đến phạm vi hiện tại là từ 3% đến 3,25%. Các quan chức đã ghi nhận nhiều đợt tăng lãi suất hơn trong suốt năm nay và có thể sang năm tới. Điều này có thể nâng lãi suất huy động vốn lên khoảng 4,6% vào năm tới, dựa trên những dự báo được FED đưa ra tại cuộc họp chính sách vào tháng trước.

Có một cuộc tranh luận sôi nổi về quy mô của việc tăng lãi suất tại cuộc họp tiếp theo của FED. Nhiều người suy đoán rằng FEd sẽ tiếp tục tăng thêm 0,75% một lần nữa.

Những tác động của chính sách tiền tệ tới nền kinh tế thực đã bắt đầu "gõ cửa"

Nhiều người tham gia thị trường đang đặt câu hỏi về sự cần thiết của việc tăng lãi suất do lo ngại hành động của FED có thể sẽ phá vỡ điều gì đó trên thị trường tài chính và đưa nền kinh tế vào suy thoái. Những người khác lại cho rằng nền kinh tế đã chứng kiến những ​​điều tồi tệ nhất của sự gia tăng lạm phát và áp lực giá cả sẽ giảm trở lại theo cách họ mong đợi.

GOLDEN FUND

Trong nhận xét của mình, Williams thừa nhận rằng một số loại lạm phát như lạm phát giá hàng hóa đã giảm nhiệt. Nhưng điều đó vẫn chưa đủ. Nhu cầu hàng hóa vẫn ở mức rất cao và nhu cầu thị trường lao động cũng như dịch vụ đang vượt xa nguồn cung hiện có. Ông nói: “Điều này dẫn đến lạm phát trên diện rộng và mất nhiều thời gian hơn để có thể kiểm soát được nó.”.

Williams cho biết lạm phát có thể giảm xuống khoảng 3% trong năm tới. Ông nói: “Tôi thấy lạm phát sẽ tiến gần đến mục tiêu 2% của chúng tôi trong vài năm tới.” Ông đồng thời cũng cho biết thêm rằng FED sẽ làm những gì cần thiết để giảm lạm phát.

"Để giúp kiềm chế nhu cầu sao cho phù hợp với mức cung và nhờ đó làm giảm lạm phát - chính sách tiền tệ cần phải thực hiện sát sao công việc của mình và FOMC đang hành động sát xao để hướng tới mục tiêu đó.” Williams nói.

Rõ ràng, chống lại lạm phát vẫn đang là áp lực hàng đầu của FED. Động thái tăng lãi suất 75 điểm cơ bản một lần nữa trong cuộc họp tháng 9 đã cho thấy những ảnh hưởng thực sự tác động tới nền kinh tế của chính sách tiền tệ thắt chặt khi chỉ số PMI sản xuất giảm sút. Tuy nhiên, đây là điều mà FED chấp nhận vì những hậu quạ mà lạm phát gây ra nếu kéo dài sẽ có thể lớn hơn tưởng tượng với nền kinh tế số một thế giới.


caret-up-solid