Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) là ngân hàng trung ương của nước này. Mối quan hệ giữa lãi suất của FED và giá vàng là một chủ đề phức tạp với nhiều yếu tố tác động.
Các thành viên Ủy Ban Thị Trường Mở Liên Bang (FOMC) bỏ phiếu về việc đặt mức lãi suất. Các nhà giao dịch theo dõi sự thay đổi lãi suất một cách chặt chẽ vì các lãi suất ngắn hạn là yếu tố chính trong việc định giá tiền tệ.
Tác động
Lãi suất thực cao hơn dự báo mang tính tích cực/xu hướng tăng giá đối với đồng USD, trong khi đó lãi suất thấp hơn dự báo tác động tiêu cực/xu hướng giảm giá đối với đồng USD.
Đồng USD và giá vàng thường có mối quan hệ ngược chiều, tức là khi đồng USD tăng, giá vàng có xu hướng giảm và ngược lại.
Biến động trong quá khứ
FED đã giữ nguyên mức lãi suất trong 8 tháng liên tiếp. Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết dữ liệu kinh tế quý 2 đã mang lại niềm tin lớn hơn cho các nhà hoạch định chính sách rằng lạm phát đang hướng tới mục tiêu 2% của ngân hàng này, có thể mở đường cho việc cắt giảm lãi suất trong ngắn hạn.
>> Xem thêm: Hiểu về Cục dự trữ liên bang Mỹ - FED.
BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ VÀNG VỚI TIN TỨC
Trong thông báo công bố ngày 31/1 của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC), gồm các quan chức Hội đồng thống đốc và một số chi nhánh ngân hàng dự trữ liên bang, FED cho biết sẽ tiếp tục duy trì lãi suất ở mức 5,25-5,5%. Điều này đã khiến giá vàng giảm 0,18% trong phiên giao dịch.
Trong cuộc họp tháng 3, Fed giữ nguyên lãi suất quỹ liên bang ở mức 5,25-5,5%, mức cao nhất trong 23 năm, đồng thời duy trì dự báo sẽ có 3 lần cắt giảm lãi suất trong năm nay. Giá vàng bật tăng 0,53% và tiếp tục tăng sau khi công bố tin.
Fed tiếp tục giữ nguyên lãi suất kỷ lục trong kỳ họp tháng 5. Đây là mức lãi suất đã được Fed giữ liên tục sau các cuộc họp kể từ tháng 7/2023. Điều này đúng với dự báo từ trước và giá vàng đã tăng 0,58%.
Fed giữ nguyên lãi suất lần thứ 7 liên tiếp ở mức 5,25-5,5%. Ngân hàng trung ương này đồng thời hạ dự báo cắt giảm lãi suất xuống một lần duy nhất trong năm nay thay vì 3 lần như dự báo trước đó đưa ra vào tháng 3/2024. Giá vàng giảm 0,34% sau khi tin tức được công bố.
Trong tuyên bố đưa ra sau cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày, Fed quyết định giữ nguyên lãi suất chuẩn trong phạm vi 5,25%-5,50%, đồng thời lưu ý tình hình lạm phát tiếp tục có một số tiến triển hướng tới mục tiêu 2% của cơ quan này. Đồng USD giảm giá sau thông báo của Fed đã làm giá vàng tăng hơn 1% trong ngày.
Quyết định này được Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đưa ra trong bối cảnh cả thị trường lao động và lạm phát đều đang hạ nhiệt với mức cắt giảm được cho là “mạnh tay” – 0,5% - đưa lãi suất tiêu chuẩn về dao động trong khoảng 4,75% - 5%, báo hiệu lộ trình nới lỏng chính sách tiền tệ đang bắt đầu. Điều này như một lời khẳng định cho việc nền kinh tế đang trở nên bất ổn, nhà đầu tư đã tăng nhu cầu trú ẩn vào vàng khiến cho giá bật tăng 0,83%.
Fed quyết định tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ. Theo đó, lãi suất tham chiếu của Mỹ về 4,5 - 4,75%, tức hạ 25 điểm cơ bản, mức này bằng một nửa so với đợt điều chỉnh hồi tháng 9 (0,5%). Sau quyết định hạ lãi suất của Fed, vào lúc 2h sáng ngày 8/11, giá vàng thế giới tăng hơn 1,2% lên $2.691,36/oz sau khi giảm xuống mức thấp nhất ba tuần hôm 6/11.
>> Xem thêm: Fed đang chuẩn bị cho đợt cắt giảm lãi suất vào tháng chín.
FED và ảnh hưởng đến giá vàng như thế nào?
Quyết định lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có ảnh hưởng đáng kể đến giá vàng.
- Lãi suất và chi phí cơ hội: Vàng là một tài sản không sinh lãi, do đó, khi lãi suất tăng, các tài sản sinh lãi như trái phiếu trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư. Điều này làm giảm sức hấp dẫn của vàng và có thể dẫn đến giá vàng giảm. Ngược lại, khi lãi suất giảm, chi phí cơ hội của việc giữ vàng giảm, khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn, và giá vàng có thể tăng.
- Tác động đến USD: Quyết định lãi suất của FED cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá trị của USD. Khi FED tăng lãi suất, USD thường mạnh lên do dòng vốn đầu tư đổ vào Mỹ để hưởng lợi từ lãi suất cao hơn. Một USD mạnh hơn thường làm giảm giá vàng vì vàng được định giá bằng USD. Ngược lại, khi FED giảm lãi suất, USD thường yếu đi, làm tăng giá vàng.
- Kỳ vọng lạm phát: Quyết định lãi suất của FED thường phản ánh quan điểm của họ về tình hình lạm phát. Nếu FED tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, nhà đầu tư có thể thấy lạm phát sẽ được kiểm soát, làm giảm nhu cầu đối với vàng như một công cụ bảo vệ chống lại lạm phát. Ngược lại, nếu FED giảm lãi suất hoặc duy trì lãi suất thấp, lo ngại về lạm phát có thể tăng lên, khiến nhà đầu tư tìm đến vàng như một nơi trú ẩn an toàn.
- Tâm lý và kỳ vọng thị trường: Quyết định lãi suất của FED thường ảnh hưởng đến tâm lý và kỳ vọng của thị trường. Nếu thị trường dự đoán FED sẽ tăng lãi suất nhưng thực tế lại không tăng hoặc tăng ít hơn dự kiến, giá vàng có thể tăng do sự bất ngờ này. Ngược lại, nếu FED tăng lãi suất mạnh hơn dự kiến, giá vàng có thể giảm.
- Biến động kinh tế và chính trị: Quyết định lãi suất của FED cũng phản ánh tình hình kinh tế và chính trị toàn cầu. Trong các giai đoạn bất ổn kinh tế hoặc chính trị, ngay cả khi lãi suất tăng, nhu cầu đối với vàng như một tài sản an toàn vẫn có thể tăng lên.
>> Có thể bạn quan tâm: Theo dõi tin tức cập nhật mới nhất hiện nay tại Golden Fund.