Mô hình cờ là một trong những mô hình khá nổi tiếng đối với những nhà đầu tư. Là mẫu hình ít xuất hiện nhưng mỗi khi xuất hiện có thể mang lại một tín hiệu đầu tư rất tiềm năng, nên việc phát hiện ra mô hình này nhanh chóng và chính xác là điều mà nhiều các nhà đầu tư mong muốn.
Mô hình cờ là gì?
Mô hình lá cờ (Flag) là một trong các mô hình giá tiếp diễn trong phân tích kỹ thuật được hình thành sau giai đoạn thị trường diễn ra vô cùng sôi nổi. Sự xuất hiện của mô hình cờ cho thấy thị trường đang tạm nghỉ để lấy đà trước khi tiếp tục xu hướng ban đầu.
Đặc điểm: Mô hình cờ gồm 2 thành phần chính là cán cờ (cột cờ) và lá cờ. Trong đó xu hướng giá di chuyển theo hướng mạnh lên được gọi là 'cột cờ', trong khi xu hướng ngược chiều chậm di chuyển xuống dưới được gọi là 'cờ'.
-
Cán cờ: Là đường giá đi lên hoặc đi xuống thẳng đứng như cột cờ. Đây là động thái ban đầu về giá cũng là tín hiệu quan trọng quyết định hành động giá tiếp theo sau khi giá breakout khỏi lá cờ.
-
Lá cờ: Đây là giai đoạn điều chỉnh, tạm nghỉ sau một xu hướng tăng hoặc giảm mạnh. Phần lá cờ được tạo bởi 2 đường trendline song song với nhau, 1 đường đi qua các đỉnh và 1 đường đi qua các đáy. Phần lá cờ có xu hướng ngược lại so với phần cán cờ.
>> Xem thêm: Mô hình 2 đỉnh 2 đáy là gì? Đặc điểm và cách giao dịch trong đầu tư?
Cách giao dịch với mô hình cờ
Điểm vào lệnh mua-bán: Tiến hành đặt lệnh mua ngay khi giá bị phá vỡ trong trường hợp khi giá phá vỡ mô hình cờ tăng.
- Chốt lời (take profit): Nếu mô hình xảy ra đúng, giá sẽ tăng hoặc giảm bằng với chiều cao của cột cờ. Do đó, điểm chốt lý tưởng là cách điểm phá vỡ bằng chiều cao của cột cờ.
- Đối với trường hợp mô hình cờ giảm thì cần đặt lệnh bán khi giá đã phá vỡ đường hỗ trợ nằm dưới.
Xu hướng giao dịch: Xu hướng tăng giá trước lá cờ được xem là cán cờ. Cán cờ tượng trưng cho sự biến động giá đột biến theo chiều lên xuống. Kiểu hình cờ đóng vai trò là tín hiệu thị trường giúp giảm thiểu rủi ro. Xu hướng giảm giá phản ánh sự phản ứng của nhà đầu tư sẵn sàng bán tại mức giá thấp. Đây là chiến lược giao dịch thuận xu hướng nên sẽ an toàn hơn rất nhiều so với giao dịch đảo chiều.
>> Xem thêm: Mô hình nến nhấn chìm là gì và cách đầu tư hiệu quả với mô hình này?
Mô hình cờ đuôi nheo
Mô hình cờ đuôi nheo là mô hình giá tiếp diễn, được xác định bởi 2 đường xu hướng hội tụ lại với nhau, gần giống với 1 tam giác đối xứng, khác với sự song song của 2 đường xu hướng trong mô hình lá cờ.
Đặc điểm nhận dạng: Để phân biệt mô hình cờ đuôi nheo với các mẫu hình báo giá khác, cần lưu ý một số đặc điểm:
-
Yếu tố đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, trước khi mô hình được tạo thành, bắt buộc thị trường phải di chuyển trong một xu hướng mạnh, có thể là tăng hoặc giảm. Phần giá tăng mạnh hoặc giảm mạnh này được gọi là cán cờ hay cột cờ. Nên một mô hình nếu không có có phần cán cờ này thì nó là mô hình tam giác chứ không phải mô hình cờ đuôi nheo.
-
Hai đường trendline kháng cự và hỗ trợ hội tụ nhau sẽ tạo thành phần lá cờ. Đây là đặc điểm khá giống với mô hình lá cờ và mô hình cái nêm.
-
Một điểm đáng lưu ý trong giai đoạn này là khối lượng giao dịch sẽ rất lớn trong xu hướng ban đầu, sau đó chững lại và biến động rất nhỏ. Đến khi giá phá vỡ thoát ra khỏi mô hình, khối lượng giao dịch tiếp tục tăng trở lại đẩy giá di chuyển theo xu hướng trước đó.
-
Cuối cùng, thời gian để hoàn thiện mô hình Cờ đuôi nheo thường dao động trong khoảng từ 1-3 tuần.
>> Xem thêm: Mô hình tam giác là gì? Đặc điểm và cách giao dịch hiệu quả.
Cách giao dịch với mô hình cờ đuôi nheo
Với mô hình cờ đuôi nheo tăng:
-
Điểm vào lệnh: lệnh MUA có thể được xác định tại điểm phá vỡ khi mức giá tăng và phá vỡ đường kháng cự nằm ngang ở phía trên của mô hình.
-
Giá mục tiêu = Giá tại điểm phá vỡ + chiều cao của cột cờ
-
Stop loss: Khi mô hình thất bại và giá không tăng như dự đoán, điểm cắt lỗ sẽ được xác định tại điểm mà giá giảm và phá vỡ đường hỗ trợ ở phía dưới.
Với mô hình cờ đuôi nheo giảm:
-
Điểm vào lệnh: lệnh BÁN có thể được xác định tại điểm phá vỡ khi giá giảm và phá vỡ đường hỗ trợ nằm ngang ở phía dưới của mô hình.
-
Giá mục tiêu = Giá tại điểm phá vỡ + chiều cao của cột cờ
-
Stop loss: Khi mô hình thất bại và giá không giảm như dự đoán, điểm cắt lỗ sẽ được xác định tại điểm mà giá tăng và phá vỡ đường kháng cự ở phía trên.
>> Có thể bạn quan tâm: Cập nhật kiến thức đầu tư từ chuyên gia tại Golden Fund.