Nhận định giá Vàng từ 21/07 - 25/07: Giá vàng thu hẹp biên đi ngang chuẩn bị vào xu hướng mới

  • Chia sẻ bài viết:

Tuần thứ ba tháng 7/2025, thị trường tài chính toàn cầu trải qua nhiều dao động mạnh khi kỳ vọng về chính sách tiền tệ nới lỏng tại Mỹ tiếp tục được củng cố, trong khi căng thẳng thương mại và địa chính trị leo thang đáng kể. Tâm điểm chú ý đổ dồn vào các động thái gây tranh cãi từ Tổng thống Trump với loạt tuyên bố và hành động cứng rắn trên nhiều mặt trận đối ngoại. Giá vàng theo đó được hỗ trợ trong vai trò tài sản trú ẩn.

 

 


TỔNG HỢP TIN TUẦN

Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng mạnh

blobid3-41.webp

  • Tổng thống Trump tuyên bố áp thuế 30% lên toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ EU và Mexico, có hiệu lực từ ngày 1/8.

  • Canada cũng bị áp thuế 35%, trong khi Trump ám chỉ có thể điều chỉnh xuống 10–20% nếu đàm phán tiến triển.

  • Mỹ tiếp tục điều tra Brazil theo Mục 301 về hành vi “tấn công kỹ thuật số” doanh nghiệp Mỹ, sau khi đã công bố mức thuế 50%.

→ Rủi ro thương mại toàn cầu tăng cao, khiến lo ngại về tăng trưởng và lạm phát lan rộng.

Fed phát tín hiệu cắt giảm lãi suất

  • Chủ tịch Fed Waller (có quyền biểu quyết): Ủng hộ giảm lãi suất 25 điểm ngay tại cuộc họp tháng 7.

  • Chủ tịch Fed Daly: Hai đợt cắt giảm trong năm 2025 là hợp lý, tuy nhiên cần kiên nhẫn quan sát dữ liệu.

  • Chủ tịch Fed Collins: Lạm phát có thể tăng nhẹ do thuế quan, nhưng nền kinh tế vẫn "đang ở trạng thái tốt".

  • Chủ tịch Fed Powell khẳng định Fed giữ vững tính độc lập và minh bạch, đáp trả các áp lực từ Nhà Trắng.

→ Khả năng cắt giảm lãi suất trong tháng 7 tăng lên, dù còn cần thêm đồng thuận nội bộ FOMC.

Dữ liệu kinh tế Mỹ: Tích cực nhưng phân hóa

blobid0-658.png

  • Doanh số bán lẻ tháng 6 tăng mạnh +0,6% MoM, vượt xa kỳ vọng (0,1%), cho thấy sức tiêu dùng phục hồi tốt.

  • Tuy nhiên, GDPNow của Atlanta Fed điều chỉnh giảm tăng trưởng Q2 từ 2,6% xuống 2,4%, phản ánh tác động gián tiếp của chi phí nhập khẩu và tiêu dùng chững lại.

  • Chỉ số giá sản xuất PPI tháng 6: Tăng 0% MoM, thấp hơn dự báo, cho thấy áp lực giá đầu vào đang dịu lại.

Rủi ro chính trị và địa chính trị nổi bật

  • Israel không kích dữ dội Bộ Quốc phòng Syria tại Damascus, đáp trả các cuộc tấn công vào cộng đồng Druze – làm tăng căng thẳng khu vực.

  • Trump – Powell: Xuất hiện thông tin Trump định sa thải Chủ tịch Fed Powell, sau đó rút lại – gây biến động tâm lý thị trường.

  • JPMorgan và Goldman Sachs cảnh báo việc xói mòn tính độc lập của Fed có thể đẩy lãi suất dài hạn và lạm phát tăng.

TIN TỨC QUAN TRỌNG TUẦN SAU

Thuế quan và chính sách thương mại từ Mỹ tạo sóng đầu tư trú ẩn

Sau các các động thái thuế quan mới trong tuần này và sự suy yếu của USD, vàng tiếp tục là nơi dòng tiền trú ẩ/n tìm đến khiến giá kim loại quý tiếp tục neo ở mức cao. Bất kỳ diễn biến mới nào từ chính sách thuế của Mỹ trong tuần tới đều có thể ảnh hưởng mạnh đến tâm lý thị trường và xu hướng giá vàng khi hạn áp dụng thuế quan (01/08/2025) đang cận kề.

PMI sẽ là tâm điểm của tuần tới

blobid1-221.png

Tuần sau, dữ liệu của Mỹ được công bố khá ít, trọng tâm là PMI sản xuất và dịch vụ sơ bộ của Mỹ. Hiện tại, số liệu dự báo đang rất tích cực cho USD khi cả hai chỉ số PMI đều được dự báo trên 52, dấu hiệu ngành sản xuất và dịch vụ của Mỹ tiếp tục mở rộng trong tháng 6. Với tuần có ít dữ liệu Mỹ, giá vàng sẽ biến động mạnh với các tin tức xung quanh bất ổn thương mại và địa chính trị.

NHẬN ĐỊNH KỸ THUẬT

blobid2-93.png

Giá vàng đang biến động trong kênh giá tăng. Động lực tăng của giá vàng có thể tiếp diễn đầu tuần sau tuy nhiên phải kiểm tra lại vùng cản quanh $3.39x để có thể xác định được xu hướng tuần. Các kịch bản có thể xảy ra như sau:

  • Kịch bản 1 (Kịch bản tăng giá): Giá vàng tăng lên vùng $3.41x phá kênh tăng và hướng đến $3.44x.
  • Kịch băn 2 (Kịch bản tiếp tục đi ngang chờ hạn thuế quan): Giá tăng lên vùng $3.39x đầu tuần rồi điều chỉnh về phá kênh tăng hướng đến hỗ trợ $3.28x.

caret-up-solid