Tuần qua, các thông tin kinh tế quốc tế nổi bật đã xoay quanh các quyết định lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), biến động giá vàng, tình hình đồng USD và những thay đổi chính sách của các quốc gia lớn.
Tin tức về Đồng USD
Tỷ giá EUR/USD gần mức đỉnh trong một tháng và JPY/USD cao nhất trong một tuần. Nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu lạm phát và dự báo lãi suất mới của Fed. Đồng đô la được hỗ trợ bởi lợi suất Trái phiếu Kho bạc tăng, làm giảm kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất của Fed. Dự đoán lạm phát tiêu dùng của Hoa Kỳ giảm xuống 0,1% từ 0,3%.
Fed ban đầu được kỳ vọng sẽ cắt giảm lãi suất nhiều lần trong năm 2024, nhưng với lạm phát vẫn cao, những kỳ vọng này đang dần phai nhạt. Chủ tịch Fed Jerome Powell xác nhận chỉ có một lần cắt giảm lãi suất trong năm 2024 và có thể nhiều hơn vào năm 2025.
Nhà đầu tư hiện chỉ dự đoán một hoặc hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2024, thấp hơn so với dự kiến ban đầu là sáu lần và gần đây là ba lần vào tháng 3. Một số người thậm chí cho rằng có thể không có lần cắt giảm nào.
Theo ông Anthony Nieves, Chủ tịch Ủy ban Khảo sát Kinh doanh Dịch vụ ISM, kết quả khảo sát cho thấy nhìn chung các hoạt động kinh doanh đang tăng lên, với tốc độ tăng trưởng tùy vào từng ngành và từng công ty.
Những thách thức về việc làm vẫn còn, lạm phát và lãi suất hiện tại là các trở ngại cho việc cải thiện điều kiện kinh doanh. 13 ngành dịch vụ báo cáo tăng trưởng trong tháng 5/2024, dẫn đầu là bất động sản và chăm sóc sức khỏe. 5 lĩnh vực, bao gồm thương mại bán lẻ, ghi nhận sự sụt giảm.
Trước tình hình trên, Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tăng trưởng 2,5% trong năm nay, tăng 0,9 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 1/2024, phần lớn nhờ hoạt động chi tiêu tiêu dùng và chi tiêu chính phủ mạnh mẽ, cũng như việc giảm nhập khẩu.
>> Xem thêm: Bài toán lạm phát không làm thay đổi được Đồng Đô.
Chỉ số CME FEDWATCH
Các thống kê cho thấy thị trường đang có xu hướng chênh lệch giữa hai quan điểm giữ nguyên lãi suất và hạ lãi suất vào tháng 9 năm nay. Với 67,7% cho rằng FED sẽ hạ lãi suất và 32,3% cho rằng lãi suất sẽ vẫn giữ nguyên ở mức cao.
Vàng thế giới trải qua tuần biến động mạnh
Trong tuần qua, sự khác biệt giữa dự báo lãi suất của các quan chức Fed và kỳ vọng của thị trường đã tạo ra những biến động lớn trên thị trường vàng. Mặc dù vậy, tâm lý lạc quan về kim loại quý này vẫn đang được duy trì. Chiến lược gia thị trường cấp cao James Stanley của Forex.com cho rằng, việc vàng vẫn giữ được mức 2.300 USD/ounce là tín hiệu tích cực cho giới đầu cơ giá lên.
Mặc dù vậy, về trung hạn, chuyên gia này tỏ ra khá thận trọng khi nhìn vào các biểu đồ kỹ thuật. Stanley nói rằng, mặc dù lo ngại bất ổn địa chính trị cùng mức nợ gia tăng vẫn đang hỗ trợ vàng, nhưng triển vọng kỹ thuật của vàng đang bấp bênh khi trên biểu đồ kỹ thuật đã hình thành mô hình “vai-đầu-vai” (mô hình phân tích kỹ thuật truyền thống cho thấy cấu trúc giá đảo ngược xu hướng tăng cơ bản) với vùng hỗ trợ trong khoảng từ 2.300 đến 2.275 USD/ounce.
Giá vàng tuần qua bắt đầu phiên giao dịch đầu tiên ở mức 2.293,70 USD/ounce. Trong phiên giao dịch tối Chủ nhật, vàng giao ngay đã vượt qua mức 2.300 USD/ounce khoảng 2 giờ trước khi thị trường Bắc Mỹ mở cửa và mức đó được giữ trong suốt thời gian còn lại của tuần.
Sau đó, giá vàng giảm nhẹ, trong khoảng 15 USD/ounce khi thị trường chờ đợi báo cáo lạm phát tiêu dùng của Mỹ và thông báo lãi suất của FOMC, dự báo kinh tế cập nhật và cuộc họp báo của Chủ tịch FED - ông Jerome Powell vào thứ Tư.
>> Xem thêm: Thị trường sẽ đi về đâu khi giá vàng chịu sức ép từ lạm phát và chính sách tiền tệ.
Dự báo tuần
Cho đến khi giá phá qua khỏi dữ liệu vùng đáy hiện tại, giá hoàn toàn có thể hồi phục trong tuần này. Trước mắt giá có thể giảm về vùng $2.319/oz rồi tăng lên test vùng cản $2.350/oz rồi có thể tăng tiếp lên $2.375/oz.
Lưu ý: Đây không phải khuyến nghị đầu tư, quý khách hàng vui lòng cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định.
>> Có thể bạn quan tâm: Theo dõi tin tức cập nhật mới nhất hiện nay tại Golden Fund.