Fibonacci thoái lui (Fibonacci Retracement) là một công cụ giao dịch phổ biến trong thị trường ngoại hối, nó giúp nhà đầu tư xác nhận nhiều tín hiệu giao dịch, tín hiệu vào lệnh và thoát lệnh hiệu quả. Vậy cụ thể Fibonacci thoái lui là gì? Chiến lược giao dịch với Fibonacci thoái lui được thực hiện như thế nào?
Fibonacci thoái lui (Fibonacci retracement) là gì ?
Fibonacci thoái lui (Fibonacci Retracements) là một công cụ được phát triển từ ý tưởng của Chuỗi Fibonacci, nó giúp nhà đầu tư phân tích thị trường, xác định ngưỡng hỗ trợ, kháng cự, cài đặt cắt lỗ và thiết lập giá mục tiêu.
Sơ lược về Chuỗi Fibonacci, ta được biết rằng đây là một dãy số thể hiện sự hoàn hảo tuyệt đối trong vạn vật được phát hiện bởi Leonardo Pisano vào thế kỷ thứ 13. Nó được sử dụng trong cả hội họa, toán học, vật lý và tự nhiên.
Ứng dụng dãy số này vào phân tích thị trường, ta có Fibonacci thoái lui được tạo ra bằng cách lấy khoảng cách giữa đỉnh - đáy trên biểu đồ để chia cho các tỷ lệ Fibonacci chính là 23,6%, 38,2%, 50%, 61,8% và 100%. Khi các mức này được xác định, các đường ngang sẽ được vẽ và sử dụng để xác định mức kháng cự, hỗ trợ, cài đặt cắt lỗ và thiết lập giá mục tiêu.
Tìm hiểu cách giao dịch với Fibonacci thoái lui
Cách tính các mức Fibonacci thoái lui
Fibonacci thoái lui được tính bằng cách lấy khoảng cách giữa đáy và đỉnh lớn nhất trong biểu đồ để chia cho các mức Fibonacci chính (23.6%, 38.2%, 50%, 61.8% và 100%). Cụ thể, công thức tính các mức Fibonacci như sau:
- Giá = B + (A - B) Mức Fibonacci tương ứng (Xu hướng tăng).
- Giá = B - (B - A) Mức Fibonacci tương ứng (Xu hướng giảm).
Trong đó:
- A là điểm bắt đầu của xu hướng.
- B là điểm kết thúc của xu hướng.
Ví dụ: Ta có một cặp tiền tệ đang di chuyển trong xu hướng tăng (Uptrend), giá tăng từ 1.2500 lên 1.3850. Sau xu hướng tăng này, giá đã đảo chiều giảm. Như vậy, chúng ta lấy mốc 1.2500 là 100%, còn mốc 1.3850 là 0%. Dựa trên hai mốc này, hãy tính toán các mức hỗ trợ quan trọng khi cài đặt Fibonacci thoái lui nhé.
- Mức hỗ trợ đầu tiên là 23.6%: 1,385 + (1,25 - 1,385) 0,236 = 1,3531.
- Mức hỗ trợ thứ hai là 38.2%: 1,385 + (1,25 - 1,385) 0,382 = 1,3334.
- Mức hỗ trợ thứ ba là 50%: 1,385 + (1,25 - 1.385) 0,5 = 1,33175.
- Mức hỗ trợ thứ tư là 61.8%: 1,385 + (1,25 - 1,385) 0,618 = 1,3016.
Trên thực tế, các mức thoái lui khá khó để tính toán thủ công, do đó nhà đầu tư được khuyến khích sử dụng máy tính để tính toán các mức giá trị này. Bằng cách cài đặt chỉ báo Fibonacci thoái lui, bạn chỉ việc kéo chỉ báo này từ điểm bắt đầu xu hướng tới điểm kết thúc xu hướng xong hệ thống sẽ tự tính toán và đưa ra các giá trị hỗ trợ quan trọng. Giống như biểu đồ dưới đây.
Cách tính Fibonacci thoái lui dựa trên các tỷ lệ quan trọng
Ý nghĩa của Fibonacci thoái lui
Dựa vào các giá trị quan trọng được thể hiện khi áp dụng Fibonacci thoái lui, nhà đầu tư có thể tìm kiếm được mức hỗ trợ, kháng cự, các điểm giá đảo chiều, vào lệnh tiềm năng và cắt lỗ phù hợp. Cụ thể:
- Fibonacci thoái lui xác nhận mức hỗ trợ: Chỉ báo Fibonacci thoái lui dựa vào giá trị đáy trong biểu đồ để xác định mức hỗ trợ trong xu hướng. Đây là mức giá trị đảm bảo rằng giá sẽ không thể giảm xuống thấp hơn.
- Fibonacci thoái lui xác nhận mức kháng cự: Được tính toán dựa trên mức đỉnh cao nhất trên biểu đồ, chỉ báo Fibonacci thoái lui có thể xác định các mức kháng cự có trong xu hướng. Mức kháng cự này giúp đảm bảo giá sẽ không thể tăng quá mạnh và vượt lên cao hơn.
- Fibonacci thoái lui giúp xác định điểm đảo chiều: Dựa trên các mức giá trị quan trọng được tính toán sau khi cài đặt Fibonacci thoái lui. Nhà đầu tư có thể dễ dàng xác định xu hướng chính và các điểm đảo chiều tiềm năng của thị trường.
- Fibonacci thoái lui giúp xác định mức vào lệnh tiềm năng và cắt lỗ phù hợp: Bởi vì Fibonacci giúp xác nhận các mức hỗ trợ và kháng cự của thị trường. Đây là các mức giá không thể vượt qua. Chính vì vậy, nếu tận dụng đúng cách chỉ báo Fibonacci thoái lui có thể giúp nhà đầu tư tìm kiếm điểm vào lệnh tiềm năng và cắt lỗ phù hợp nhất.
Cách vẽ Fibonacci thoái lui
Trong xu hướng tăng
Bước 1. Xác định xu hướng hiện tại của thị trường.
Bước 2: Xác định khoảng thời gian cần phân tích để tìm kiếm đỉnh cao nhất và đáy thấp nhất trong khoảng thời gian đó. Nhà đầu tư sẽ áp dụng quy tắc sau:
- Đối với khung thời gian M30 - Không phân tích quá 10-12 ngày.
- Đối với khung thời gian H1 - Không phân tích quá 2-3 tuần.
- Đối với khung thời gian H4 - Không phân tích quá 6 tháng.
- Đối với khung thời gian D1 - Không phân tích quá 2 năm.
- Đối với khung thời gian W1 - Khoảng thời gian tối đa là 6 năm.
- Đối với khung thời gian MN - Khoảng thời gian tối đa là 12 năm.
Bước 3: Xác định đỉnh và đáy cần sử dụng để áp dụng Fibonacci thoái lui. Trong xu hướng tăng, Fibonacci thoái lui sẽ được áp dụng từ mức đáy đầu tiên bắt đầu xu hướng tăng tới đỉnh mức cao nhất trước khi đảo chiều. Cụ thể hơn, bạn có thể theo dõi cách áp dụng Fibonacci thoái lui trong xu hướng tăng trong biểu đồ dưới đây.
Cách vẽ và áp dụng Fibonacci thoái lui trong xu hướng tăng
Trong xu hướng giảm
Bước 1. Xác định xu hướng hiện tại của thị trường.
Bước 2: Xác định khoảng thời gian cần phân tích và tìm kiếm đỉnh cao nhất và đáy thấp nhất trong khoảng thời gian đó. Nhà đầu tư sẽ áp dụng quy tắc như sau:
- Đối với khung thời gian M30 - Không phân tích quá 10-12 ngày.
- Đối với khung thời gian H1 - Không phân tích quá 2-3 tuần.
- Đối với khung thời gian H4 - Không phân tích quá 6 tháng.
- Đối với khung thời gian D1 - Không phân tích quá 2 năm.
- Đối với khung thời gian W1 - Khoảng thời gian tối đa là 6 năm.
- Đối với khung thời gian MN - Khoảng thời gian tối đa là 12 năm.
Bước 3: Xác định đỉnh và đáy cần sử dụng để áp dụng Fibonacci thoái lui. Trong xu hướng giảm, Fibonacci thoái lui sẽ được áp dụng từ mức đỉnh đầu tiên khi xu hướng giảm bắt đầu tới đáy thấp nhất ở cuối xu hướng. Cụ thể hơn, bạn có thể theo dõi biểu đồ dưới đây.
Cách vẽ và áp dụng Fibonacci thoái lui trong xu hướng giảm
Nhìn chung, việc vẽ Fibonacci thoái rủi không khó. Nhà đầu tư chỉ cần chú ý đến hai yếu tố chính là xác định khoảng thời gian phù hợp để áp dụng Fibonacci thoái lui. Sau đó, xác định các mức đỉnh - đáy chính xác của xu hướng để đảm bảo chỉ báo Fibonacci thoái lui được áp dụng trong một biểu đồ có xu hướng rõ ràng.
>> Xem thêm: Các công cụ fibonacci mà nhà đầu tư cần biết.
Ví dụ về Fibonacci thoái lui
Ở dưới đây, ta có áp dụng Fibonacci thoái lui trong một xu hướng giảm. Bạn có thể theo dõi biểu đồ dưới đây để biết thêm chi tiết:
Ví dụ về việc áp dụng Fibonacci thoái lui trong xu hướng giảm
Trong đó, ta có Fibonacci thoái lui được vẽ và áp dụng từ đỉnh “Swing High” cho tới mức đáy ngay đó là “Swing Low”. Với giá trị Swing High là 1.4195 và mức đáy (Swing Low) là 1.3854. Các mức Fibonacci thoái lui quan trọng lần lượt được tính là 1.3933 (23.6%), 1.3983 (38.2%), 1.4023 (50.0%), 1.4064 (61.8%) và 1.4114 (76.4%).
Tiếp tục theo dõi biểu đồ, ta nhận thấy thị trường hồi phục và trở lại ở quanh mức 38,2% trước khi test giá ở mức 50%. Nếu vào lệnh sell ở khu vực này, nhà đầu tư sẽ nhận được rất nhiều lợi thế.
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào các giá trị quan trọng của Fibonacci thoái lui để thực hiện giao dịch. Mức rủi ro mà nhà đầu tư phải nhận sẽ rất lớn.
Sử dụng Fibonacci thoái lui để theo dõi thị trường và xác định các vị thế tiềm năng
Chiến lược giao dịch với Fibonacci thoái lui
Giao dịch theo xu hướng giá
Với chiến lược giao dịch này, nhà đầu tư sẽ tập trung theo dõi thị trường để nắm bắt được những điểm thoái lui của xu hướng. Cụ thể hơn bạn có thể theo dõi biểu đồ dưới đây. Tuy nhiên, quy tắc giao dịch chung là như sau:
- Trong xu hướng giá tăng: Nhà đầu tư sẽ tập trung vào lệnh Buy tại tất cả các điểm giá hồi giảm. Cùng lúc đó, sử dụng Trailing Stop để đảm bảo có thể tối ưu lợi nhuận của mỗi phiên giao dịch.
- Trong xu hướng giá giảm: Nhà đầu tư sẽ tập trung vào lệnh Sell tại tất cả các điểm giá hồi tăng.Cùng lúc đó, sử dụng Trailing Stop để đảm bảo có thể tối ưu lợi nhuận của mỗi phiên giao dịch.
Nhà đầu tư tìm kiếm đoạn giá hồi để giao dịch thuận xu hướng với Fibonacci thoái lui
Giao dịch đảo chiều
Không có quy tắc cụ thể đối với chiến lược giao dịch với Fibonacci thoái lui đảo chiều xu hướng. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo ví dụ dưới đây để phần nào hiểu được cách giao dịch này. Ta có:
Ví dụ tham khảo về chiến lược giao dịch Fibonacci thoái lui theo xu hướng giá
Trong biểu đồ trên ta xác nhận một xu hướng giảm đã đảo chiều sang một xu hướng tăng. Tuy nhiên, nhà đầu tư đang có kỳ vọng là xu hướng giảm sẽ sớm quay trở lại. Do đó, chúng ta sẽ chờ xu hướng tăng hoàn thành và mở một vị thế bán khi xu hướng giảm được xác định.
Khi này, ta sẽ vẽ Fibonacci thoái lui theo xu hướng tăng và chờ đợi chuyển động đảo chiều vượt qua các mức 0.5 và 0.618. Việc giá phá vỡ khỏi hai ngưỡng này có nghĩa là xác nhận xu hướng giảm. Đây chính là tín hiệu mà nhà đầu tư chờ đợi.
Tiếp tục theo dõi thị trường sau khi cài đặt Fibonacci thoái lui
Tiếp tục theo dõi thị trường sau đó, ta có tín hiệu sau:
- Sau xu hướng tăng, giá bắt đầu bước vào xu hướng giảm mạnh và chạm mức 61.8%.
- Giá hồi nhẹ ở mức 61.8%. Đây chính là tín hiệu đảm bảo sức mạnh của xu hướng giảm dài hạn sau đó.
- Nhà đầu tư dựa trên tín hiệu này có thể vào lệnh Sell đúng như dự đoán để đảm bảo lợi nhuận. Để đảm bảo rủi ro, nhà đầu tư được khuyến khích sử dụng Trailing Stop.
Giao dịch theo kênh
Các mức giá trị quan trọng được hiển thị sau khi cài đặt Fibonacci thoái lui sẽ được coi là các mức kháng cự và hỗ trợ nhỏ của xu hướng. Mặc dù nó không đảm bảo hoàn toàn rằng giá sẽ không vượt qua các mức kháng cự, hỗ trợ này. Tuy nhiên, nó vẫn sẽ có dự đoán các đoạn hồi giá. Đây chính là nguyên lý giao dịch theo kênh giá với Fibonacci thoái lui.
Nguyên lý giao dịch theo kênh giá với Fibonacci thoái lui
Chiến lược kết hợp Fibonacci thoái lui
Kết hợp với đường Trendline
Ý tưởng của chiến lược kết hợp này là mỗi mức giá trị quan trọng của Fibonacci thoái lui nằm bên trên Trendline đều sẽ được coi là một điểm vào lệnh tiềm năng.
Lệnh Buy:
- Xác định xu hướng hiện tại là xu hướng tăng.
- Giá chạm vào đường Trendline phía dưới và chững lại.
- Vào lệnh Buy ngay khi xuất hiện cây nến xanh.
- Nếu giá sau khi chạm đường Trendline mà vẫn tiếp tục vượt qua nó, đây chính là giá phá vỡ và nhà đầu tư không nên vào lệnh.
Lệnh Sell:
- Xác định xu hướng hiện tại là xu hướng giảm.
- Giá chạm vào đường Trendline phía trên và chững lại.
- Vào lệnh Sell ngay khi xuất hiện cây nến đỏ mới.
- Nếu giá sau khi chạm đường Trendline mà vẫn tiếp tục vượt qua nó, đây chính là giá phá vỡ và nhà đầu tư không nên vào lệnh.
Chiến lược kết hợp Fibonacci thoái lui với đường Trendline
Kết hợp với vùng kháng cự, hỗ trợ
Với chiến lược kết hợp Fibonacci thoái lui với vùng kháng cự và hỗ trợ giá của thị trường. Nhà đầu tư sẽ tập trung tìm hiểu xem các mức hỗ trợ, kháng cự này có đang trùng với các mức fibonacci retracement quan trọng hay không.
Nếu các ngưỡng kháng cự hỗ trợ trùng với mức Fibonacci thoái lui quan trọng. Điều này đồng nghĩa với việc nó sẽ tạo ra một mức cản cực kỳ mạnh mẽ mà giá khó có thể vượt qua. Khi giá chạm mức này, khả năng nó bật lại gần như là chắc chắn.
Chiến lược kết hợp Fibonacci thoái lui với vùng kháng cự và hỗ trợ
Kết hợp với mô hình nến đảo chiều
Nhà đầu tư hoàn toàn có thể kết hợp Fibonacci thoái lui với các mô hình nến đảo chiều như Mô hình nến Búa (Hammer), Mẫu hình nến Engulfing tăng giá (Bullish Engulfing), hay Mô hình nến Morning Star,...
Để hiểu rõ hơn về nguyên lý của chiến lược này, bạn có thể tham khảo ví dụ dưới đây. Ta có:
- Biểu đồ XAUUSD trong xu hướng giảm giá.
- Xuất hiện mô hình nến đảo chiều 2 đáy Double Bottom báo hiệu xu hướng giảm kết thúc.
- Xác định mức Swing Low là 1677; Swing High là 1917. Đây là hai mức đỉnh dùng để cài đặt Fibonacci Retracement. Sau đó ta sẽ chú ý đến 3 mức quan trọng là 38.2%, 50%, 61.8%.
- Tiếp tục theo dõi thị trường ta thấy giá đạt mức Swing High và hình thành mô hình Bearish Engulfing với lực bán mạnh. Giá lao thẳng xuống vùng Fibo 61.8%. Tại đây giá có phản ứng và xuất hiện mô hình nến Inside Bar. Điều này cho thấy áp lực bán đang dần cạn kiệt và sự đảo chiều có thể xảy ra.
- Sau khi xác nhận mức giá bắt đầu tăng tại đây, nhà đầu tư có thể vào lệnh Buy.
Chiến lược kết hợp Fibonacci thoái lui với mô hình nến đảo chiều
Ưu nhược điểm khi sử dụng Fibonacci thoái lui
Ưu điểm:
- Tính linh hoạt: Fibonacci Retracement có thể sử dụng linh hoạt trên mọi loại tài sản và thị trường. Với khung thời gian càng cao, các tín hiệu sẽ càng chính xác. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn nên ưu tiên cài đặt Fibonacci Retracement trên các thị trường có xu hướng rõ ràng.
- Khả năng hiển thị tâm lý thị trường: Fibonacci Retracement được xây dựng trên cả thuật toán toán học và tâm lý thị trường. Do đó, nhà đầu tư hoàn toàn có thể dựa vào chỉ báo này để hiểu rõ hơn về tâm lý thị trường.
Nhược điểm:
- Khó tìm kiếm vị thế giao dịch: Việc tìm kiếm điểm vào lệnh với Fibonacci Retracement là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần xác nhận rất nhiều điều kiện đi kèm để đảm bảo tỷ lệ thành công của giao dịch.
- Tín hiệu nhiễu: Nhà đầu tư sử dụng Fibonacci Retracement đều sẽ thường xuyên phải đối mặt với tín hiệu nhiễu. Những tín hiệu này không quá sai cũng như không chính xác, nó chỉ khó xác nhận và cung cấp rất ít thông tin về thị trường. Do đó, nếu quá coi trọng chỉ báo này, nhà đầu tư sẽ dễ giao dịch sai.
- Không thể kết hợp với Expert Advisors: Fibonacci Retracement không thể kết hợp với các chiến lược giao dịch EA. Do tỷ lệ nhiễu của chỉ báo này quá cao.
Kết luận
Fibonacci thoái lui là một công cụ giúp xác định các mức kháng cự, hỗ trợ tiềm năng để xác định điểm vào lệnh và thoát lệnh hiệu quả. Tuy nhiên, chỉ báo này vẫn còn rất nhiều hạn chế về tín hiệu nhiễu và cách sử dụng. Đây đều là những điều mà nhà đầu tư cần lưu ý khi sử dụng Fibonacci thoái lui. Investo mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn đọc hiểu thêm về cách giao dịch với chỉ báo này.
>> Có thể bạn quan tâm: Cập nhật kiến thức đầu tư từ chuyên gia tại Golden Fund.