Chỉ số SP500 đã hồi phục lại gần như toàn bộ phần giảm từ thời điểm lần đầu Fed tăng lãi suất.
CIO Leuthold cảnh báo tác động của việc thắt chặt chính sách có thể đến chậm hơn.
Bất chấp lãi suất, thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới đã hồi phục lại toàn bộ phần giảm trước đó.
Và ngay cả những cảnh báo về suy thoái kinh tế hay các mối đe dọa tiền tệ mới từ Jerome Powell cũng không ngăn được các nhà quản lý quỹ khi họ đặt cược tiền của mình vào trí tuệ nhân tạo.
Tuy nhiên, nhiều người ở Phố Wall có lý do để lo ngại khi suy nghĩ về các điều kiện kinh tế, định giá cổ phiếu và các mô hình chu kỳ thị trường trong suốt các thập kỷ qua.
Doug Ramsey, giám đốc đầu tư của Leuthold cảnh báo nếu cách mà đường cong lợi suất biến động kể từ những năm 1960 là đúng, thì một cuộc suy thoái thực sự sẽ đến vào khoảng tháng 9 - dựa trên chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu kho bạc 3 tháng và 10 năm.
Ramsey cho biết: “Giai đoạn tăng giá vừa qua, một phần là do sự bi quan quá mức của nhà đầu tư.”. “Mối quan tâm lớn nhất của tôi cho đến nay là tác động chậm trễ của việc thắt chặt 15 tháng qua.”
Sau khi Cục Dự trữ Liên bang tạm dừng các đợt tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 6, S&P 500 đóng cửa ở mức 4.372,59 ngang bằng thời điểm tháng 3 năm 2022 khi chu kỳ thắt chặt bắt đầu.
Bây giờ những người tin vào chứng khoán đang chờ đợi một "cú bật". Các tập đoàn công nghệ lớn hứa hẹn sẽ thúc đẩy một làn sóng lợi nhuận mới, lạm phát sẽ giảm dần trong thời gian dài và việc tạm dừng lãi suất theo lịch sử đã đánh dấu một điểm quan trọng mang lại lợi nhuận hai con số. Trong phiên giao dịch ngày thứ Năm, S&P 500 đã tăng lên trên mốc 4.400 trong sáu ngày tăng giá.
Zachary Hill, người đứng đầu bộ phận quản lý danh mục đầu tư tại Horizon Investments, cho biết: “Những người đầu cơ giá lên hiện đang chiếm ưu thế. Ông cho rằng cả các nhà kinh tế và nhà đầu tư đã đánh giá thấp sức mạnh của người tiêu dùng Mỹ và điều tồi tệ nhất đang ở phía sau chúng ta.”
Sự gia tăng của chứng khoán Mỹ diễn ra sau khi các vị thế bị dồn vào mức thua lỗ trong bối cảnh thị trường kỳ vọng đầu năm 2023 sẽ còn khắc nghiệt hơn.
Dữ liệu do Deutsche Bank AG tổng hợp cho thấy, đây là lần đầu tiên các nhà đầu tư dựa hiện đặt cược quá nhiều vào cổ phiếu kể từ tháng 2 năm 2022. Một cuộc khảo sát của Hiệp hội các nhà quản lý đầu tư cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu đã tăng gấp đôi kể từ đầu tháng 1 lên 90% vào tuần trước.
Điều đó không có nghĩa là đà tăng sẽ chững lại. Vấn đề ở đây là giá đã cao và chi phí để mua vào cổ phiếu sẽ khiến nhà đầu tư phải đắn đo hơn. Các chuyên gia được Bloomberg khảo sát dự đoán rằng nền kinh tế sẽ suy giảm nhẹ trong quý 3 và quý 4.
Kể từ Thế chiến II, đã có 9 lần thị trường đi vào downtrend đi kèm với suy thoái kinh tế và S&P 500 tính trung bình đã giảm 35% so với 28% so với các cú điều chỉnh trước đó, theo Sam Stovall, giám đốc đầu tư chiến lược gia tại CFRA.
Trong khi đó, chỉ có ba lần thị trường đi vào xu hướng giảm kể từ năm 1948 mà không có suy thoái.
Ngay cả khi có một cuộc suy thoái, thì khoảng thời gian dài mới thực sự quan trọng. Theo Gina Martin Adams, chiến lược gia trưởng tại Bloomberg Intelligence, mức độ giảm của GDP thực tế từ đỉnh đến đáy không tương quan về mặt lịch sử với mức độ nghiêm trọng của sự sụt giảm chứng khoán. Tuy nhiên, những cuộc suy thoái ngắn hơn đã dẫn đến sự phục hồi nhanh hơn.
Với thị trường việc làm vẫn còn mạnh mẽ, kỳ vọng bất kỳ sự suy thoái nào cũng sẽ nhẹ, giúp giải thích lý do tại sao các nhà quản lý quỹ chọn xuống tiền khi tiềm năng trong ngành công nghệ lộ ra.
Yung-Yu Ma, chiến lược gia trưởng tại BMO Wealth, cho biết: “Một khi vượt qua điều này, chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái khi nắm giữ các vị thế."
Nguồn: Bloomberg