Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về chỉ số PPI là gì? Chỉ số này đóng vai trò như thế nào đối với sức khỏe của nền kinh tế của một quốc gia và có tác động gì đến giá vàng.
Chỉ số sản xuất PPI là gì?
Chỉ Số Giá Sản Xuất (Producer Price Index - PPI) đo lường sự thay đổi trong giá hàng hóa được bán bởi các nhà sản xuất. Nó là chỉ báo hàng đầu về lạm phát giá tiêu dùng, chiếm phần lớn trong lạm phát tổng thể.
Chỉ Số Giá Sản Xuất (PPI) Lõi đo lường thay đổi trong giá bán hàng hóa và dịch vụ được các nhà sản xuất bán ra, ngoại trừ thực phẩm và năng lượng. PPI đo lường sự thay đổi giá cả từ khía cạnh người bán hàng. Khi những nhà sản xuất trả tiền nhiều hơn cho hàng hóa và dịch vụ thì có nhiều khả năng họ sẽ tăng chi phí cao hơn tới người tiêu dùng, vì vậy PPI được cho là một chỉ báo hàng đầu của lạm phát tiêu dùng.
Tác động của chỉ số sản xuất PPI
Số liệu thực tế cao hơn dự báo nên được coi là mang tính tích cực/xu hướng tăng đối với đồng USD, trong khi đó số liệu thực tế thấp hơn dự báo nên được coi là mang tính tiêu cực/xu hướng giảm đối với đồng USD.
Đồng USD và giá vàng thường có mối quan hệ ngược chiều, tức là khi đồng USD tăng, giá vàng có xu hướng giảm và ngược lại.
>> Xem thêm: PPI của Mỹ trong tháng 6 tăng nhẹ nhưng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất không đổi.
Biến động trong quá khứ
Chỉ số PPI trong quá khứ đã có nhiều biến động, bao gồm;
Chỉ số PPI
Nhìn chung, trong nửa đầu năm 2024 chỉ số PPI có xu hướng tăng. Đặc biệt, tháng 3 và tháng 6 chỉ số này tăng gần gấp đôi so với dự báo. Việc này càng gây thêm áp lực lên kỳ vọng Fed sớm hạ lãi suất.
Chỉ số PPI Core
Trong năm 2024, biến động của chỉ số này dường như khó dự đoán và số liệu thực tế của các tháng cũng lệch so với dự báo khá nhiều. Điểm đáng chú ý là trong tháng 2 và tháng 5 chỉ số đã tăng mạnh thêm 0,5%.
Biến động của giá vàng với tin tức
Chỉ số PPI trong tháng 1 tăng 0.3% so với tháng 12. Chỉ số này tăng 0.9% so với một năm trước đó, cũng vượt dự báo. Chỉ số PPI lõi, không bao gồm thực phẩm và năng lượng, đã tăng 0.5% so với tháng trước và 2% so với một năm trước – cả hai đều cao hơn kỳ vọng. Các nhà đầu tư đã hạ thấp kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất nên giá vàng đã giảm 0,26% sau khi công bố tin tức.
Chỉ số giá sản xuất (PPI) đã tăng 0,6% trong tháng 2, cao hơn dự báo của Dow Jones là 0,3%. Không bao gồm thực phẩm và năng lượng, PPI lõi tăng 0,3%, so với ước tính tăng 0,2%. So với cùng kỳ năm trước, chỉ số toàn phần tăng 1,6%, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 9/2023. Điều này đã khiến giá vàng giảm 0,2%.
Chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 3 tăng 0,2%, dưới mức dự báo 0,3%. So với cùng kỳ năm trước, PPI tăng 2,1%, đánh dấu mức tăng cao nhất kể từ tháng 4 năm 2023. PPI cốt lõi, không bao gồm thực phẩm và năng lượng, cũng đạt kỳ vọng với mức tăng 0,2%. Ngay sau khi ra tin, giá vàng tăng 0,26%.
Chỉ số PPI của Mỹ đã tăng 0.5% so với một tháng trước sau khi điều chỉnh giảm 0.1% trong tháng 3. So với một năm trước, PPI đã tăng 2.2%. PPI lõi cũng tăng 0.5% so với tháng trước và tăng 2.4% so với một năm trước. Dữ liệu có thể xoa dịu một số lo ngại về lạm phát, có khả năng ảnh hưởng đến các quyết định lãi suất của Fed nên giá vàng trong phiên đã tăng nhẹ 0,19%.
PPI của Mỹ gây bất ngờ với mức giảm lớn nhất kể từ tháng 10. PPI của Mỹ trong tháng 5 giảm 0.2% m/m. So với cùng kỳ năm trước, chỉ số này đã tăng 2.2%. PPI lõi vẫn giữ nguyên so với tháng trước, mức ổn định nhất trong một năm. Nhà đầu tư có thêm bằng chứng cho việc áp lực lạm phát đang giảm bớt. Điều đó khiến giá vàng tăng mạnh thêm 0,69%.
PPI của Mỹ trong tháng 6 đã tăng 0.2% m/m. So với một năm trước, chỉ số này tăng 2.6%. PPI lõi cũng tăng 0.4% so với tháng trước. Điều này đã làm cho các nhà đầu tư trở nên lo ngại về rủi ro nên giá vàng giảm 0,21%.
Báo cáo được Bộ Lao động Mỹ công bố cho biết, chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 7 đã tăng 0,1% so với tháng liền trước. Nếu loại trừ giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động, PPI lõi đã đi ngang trong tháng 7. Các nhà kinh tế được Dow Jones thăm dò dự đoán mức tăng 0,2% cho cả PPI toàn phần và PPI lõi. Một dữ liệu tốt đã làm cho nhà đầu tư tăng kỳ vọng FED sẽ giảm lãi suất khiến cho giá vàng tăng 0,21% ngay khi ra tin.
Vào thứ năm, ngày 12 tháng 9, Cục Thống kê Lao động (BLS) đã công bố dữ liệu cho thấy PPI của Hoa Kỳ đã tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 8, phù hợp với kỳ vọng và đánh dấu mức thấp nhất kể từ tháng 2. Mức tăng hàng tháng cao hơn một chút so với kỳ vọng ở mức 0,2%, do chi phí dịch vụ phục hồi.Chỉ số CPI cốt lõi trong tháng 8 tăng 0,3%, cao hơn mức tăng 0,2% của tháng 7 và dự báo trước đó. Nhà đầu tư vẫn kỳ vọng vào việc FED cắt giảm lãi suất nên giá vàng đã tăng nhẹ 0,25% sau công bố.
Báo cáo chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 9 tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước, dù không như mức dự báo là tăng 1,6%. Chỉ số PPI lõi loại trừ giá thực phẩm và năng lượng tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước.Chỉ số PPI tháng 9 so với tháng trước có xu hướng đi ngang cho thấy triển vọng lạm phát vẫn thuận lợi và hỗ trợ kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng tới. Điều đó khiến giá vàng tăng mạnh thêm 0,79%.
Chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 10 tăng nhẹ lên 0,2%. So với cùng kỳ năm trước, PPI tăng 2,4% – mức cao nhất trong 4 tháng. Đây được coi là chỉ số lạm phát hàng đầu vì nó cho thấy chi phí sớm trong chuỗi cung ứng. PPI lõi, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng, tăng nhẹ lên 0,3% vào tháng 10, đúng với dự báo. So với tháng 10/2023, PPI lõi tăng 3,1%, cao hơn mức tăng 2,9% của tháng 9 và là mức cao nhất kể từ tháng 6.
>> Xem thêm: CPI & CPI Lõi và tác động đối với giá vàng.
Mối quan hệ giữa giá vàng và tin tức chỉ số giá sản xuất
Mối quan hệ giữa giá vàng và tin tức về chỉ số giá sản xuất có thể khá phức tạp và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố kinh tế khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là một số điểm chính về mối quan hệ này:
- Lạm phát: PPI là một chỉ số đo lường mức độ thay đổi giá cả của hàng hóa và dịch vụ ở mức sản xuất. Khi PPI tăng, điều này thường được coi là dấu hiệu của lạm phát tăng lên. Lạm phát cao có thể làm giảm giá trị tiền tệ, do đó, nhà đầu tư có xu hướng chuyển sang các tài sản bảo toàn giá trị như vàng để bảo vệ giá trị tài sản của mình. Vì vậy, khi tin tức về PPI cho thấy lạm phát tăng, giá vàng thường có xu hướng tăng.
- Lãi suất: Một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến giá vàng là lãi suất. Khi PPI tăng và lạm phát tăng, Ngân hàng Trung ương có thể tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Lãi suất cao hơn thường làm tăng sức hấp dẫn của các tài sản sinh lời như trái phiếu, do đó có thể làm giảm nhu cầu đối với vàng, làm giá vàng giảm.
- Kỳ vọng của thị trường: Thị trường tài chính thường phản ứng dựa trên kỳ vọng về các tin tức kinh tế. Nếu PPI công bố vượt xa kỳ vọng, điều này có thể dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng trong giá vàng. Ngược lại, nếu PPI dưới mức dự báo, có thể sẽ không có nhiều tác động đáng kể đến giá vàng.
- Tâm lý thị trường: Tin tức về PPI cũng ảnh hưởng đến tâm lý thị trường. Nếu nhà đầu tư lo ngại về lạm phát và sự không ổn định kinh tế, họ có thể tìm kiếm sự an toàn trong vàng, làm giá vàng tăng.
>> Xem thêm:
- Mọi sự chú ý đổ dồn vào dữ liệu lạm phát ở Anh giữa tâm bão Fed cắt giảm lãi suất.
- Powell hài lòng với lạm phát giảm, chưa nhắc đến thời điểm cắt giảm lãi suất.