Kỳ vọng Lạm phát là yếu tố có tác động rất lớn tới xu hướng của giá vàng. Khi lạm phát được kỳ vọng tăng, giá vàng sẽ tăng rất mạnh do hưởng lợi từ tính chất của một tài sản phi lợi suất.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI là gì?
Chỉ Số Giá Tiêu Dùng (CPI) đo lường những thay đổi trong giá cả hàng hóa và dịch vụ từ khía cạnh người tiêu dùng. Đây là cách thức chính để đo lường sự thay đổi trong xu hướng thu mua và lạm phát.
Chỉ Số Giá Tiêu Dùng (CPI) Lõi đo lường những thay đổi trong giá cả hàng hóa và dịch vụ, ngoại trừ thực phẩm và năng lượng. CPI đo lường sự thay đổi giá cả từ khía cạnh người tiêu dùng. Nó là cách thức chính để đo lường sự thay đổi trong xu hướng thu mua và lạm phát.
Tác động
Số liệu thực tế cao hơn dự báo nên được coi là mang tính tích cực/xu hướng tăng đối với đồng USD, trong khi đó số liệu thực tế thấp hơn dự báo nên được coi là mang tính tiêu cực/xu hướng giảm đối với đồng USD.
Đồng USD và giá vàng thường có mối quan hệ ngược chiều, tức là khi đồng USD tăng, giá vàng có xu hướng giảm và ngược lại.
>> Xem thêm: Lãi suất điều hành và tác động đối với giá vàng.
Biến động trong quá khứ
Chỉ số CPI và chỉ số Core CPI trong quá khứ đã có những biến động nhất định, cùng Golden Fund nhìn lại các biến động sau:
Chỉ số CPI
Nhìn chung, CPI sáu tháng đầu năm nay tăng so với cùng kỳ năm trước. Biến động khá sát với dự báo và trung bình tăng khoảng 0,3%.
Chỉ số Core CPI
Chỉ số này trong năm 2024 biến động ít hơn so với các năm trước và có xu hướng giảm dần. Đặc biệt trong tháng 7 chỉ số tăng ở mức khác yếu là 0,1%, thấp hơn dự báo được đưa ra.
Biến động của giá vàng với tin tức
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 1 tăng 0,3% so với tháng 12/2023 và tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước. CPI lõi, trừ giá thực phẩm và năng lượng, tăng 0,4% trong tháng 1 và tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng dự báo lần lượt là 0,3% và 3,7%. Cả hai chỉ số đều vượt dự đoán của các nhà kinh tế. Điều này đã khiến giá vàng giảm mạnh 1,24% ngay sau khi tin tức công bố.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 của Mỹ tăng 3,2% so cùng kỳ năm ngoái, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so dự báo của các chuyên gia kinh tế và tăng tốc từ mức 3,1% của tháng 1. Chỉ số CPI lõi, loại bỏ biến động giá của các mặt hàng năng lượng và thực phẩm, cũng đã tăng 3,8% so cùng kỳ năm ngoái trong tháng 2, cao hơn so mức 3,7% mà giới chuyên gia dự báo. Trong phiên giao dịch biến động khá mạnh mẽ, hai bên mua và bán đã giằng co tạo nên nến Doji dài. Cuối cùng giá vàng đã giảm 0,08%.
Trong tháng 3/2024, CPI tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trước đó, các nhà kinh tế dự đoán tăng 0,3% so với tháng 2/2024 và tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước. CPI lõi tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn so với ước tính của các nhà kinh tế (0,3% và 3,7%). Giá vàng trong phiên giảm 0,48%.
Chỉ số CPI tháng 4 tăng 0.3% so với tháng trước, thấp hơn dự báo tăng 0.4% của các chuyên gia tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones. Nhưng nếu so với cùng kỳ, CPI tăng 3.4%, khớp với dự báo. CPI lõi tăng 0.3% so với tháng trước và 3.6% so với cùng kỳ, đều khớp với kỳ vọng. Mức 3.6% trong giai đoạn 12 tháng là mức thấp nhất kể từ tháng 4/2021. Sau khi tin tức được công bố, giá vàng tăng 0,46%.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 của Mỹ không đổi so với tháng 4 và thấp hơn mức dự báo 0,1%. So với cùng kỳ năm trước, CPI toàn phần tăng 3,3%, giảm từ mức 3,4% của tháng 4 và thấp hơn mức dự báo là 3,4%. CPI lõi tăng 0,2% hàng tháng, thấp hơn mức dự báo 0,3%. So với cùng kỳ năm trước, CPI lõi giảm tốc từ mức 3,6% của tháng 4 xuống còn 3,4%, thấp hơn dự đoán là 3,5% và đánh dấu mức tăng hàng năm thấp nhất kể từ tháng 4/2021. Giá vàng đã bật tăng 0,88% ngay trong phiên giao dịch.
CPI lõi tháng 6 giảm 0,1% so với tháng 5, xuống khoảng 3% và gần như thấp nhất trong hơn 3 năm. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 5/2020, lạm phát của Mỹ ghi nhận đà giảm. Trong khi đó, CPI lõi tăng 0,1% so với tháng trước và 3,3% so với 1 năm trước, còn dự báo là 0,2% và 3,4%. Điều này làm tăng kỳ vọng của các nhà đầu tư nên giá vàng đã tăng mạnh lên 1,12%.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ tăng 0,2% trong tháng 7 và tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước, đều khớp với dự báo của các nhà kinh tế Phố Wall. Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ hôm thứ Tư (14/8), CPI lõi, loại trừ giá năng lượng và thực phẩm, tăng 0,2% hàng tháng, đúng như dự báo. So với cùng kỳ năm trước, CPI lõi giảm tốc từ mức 3,3% của tháng 6 xuống còn 3,2%, thấp hơn dự đoán là 3% và đánh dấu mức tăng hàng năm thấp nhất kể từ tháng 4/2021. Ngay khi dữ liệu được công bố, phe mua và phe bán giằng co khá mãnh liệt tạo thành cây nến rút chân dài và giá vàng đã giảm 0,07%.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) toàn phần tăng 0,2% trong tháng 8, bằng mức dự báo mà các chuyên gia kinh tế đưa ra trong một cuộc khảo sát của hãng tin Dow Jones. So với cùng kỳ năm ngoái CPI tăng 2,5%, giảm 0,4 điểm phần trăm so với mức tăng ghi nhận trong tháng 7 và thấp hơn mức dự báo là tăng 2,6%. Tuy nhiên, CPI lõi tăng 0,3% so với tháng trước, nhỉnh hơn mức dự báo tăng 0,2%. So với cùng kỳ năm ngoái, CPI lõi tăng 3,2%, phù hợp với dự báo. Việc đồng USD phục hồi mạnh đã làm giảm 0,59%.
Bộ Lao động Mỹ cho biết, chỉ số giá tiêu dùng nước này đã tăng 0,2% trong tháng 9. Trong 12 tháng tính đến tháng 9, CPI tăng 2,4%, đây là mức tăng theo năm nhỏ nhất kể từ tháng 2/2021. Tuy nhiên nhờ những tin tức khác nên giá vàng đã bật tăng mạnh hơn 1% sau khi công bố tin tức.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 đã đi lên 0,2% so với tháng trước và 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Cả hai đều phù hợp với ước tính của các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Dow Jones, nhưng mức tăng so với cùng kỳ cao hơn 0,2 điểm % so với kết quả tháng 9. Nếu loại trừ thực phẩm và năng lượng, CPI lõi tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 3,3% so với cùng kỳ, cũng phù hợp với dự báo.
Mối quan hệ giữa giá vàng và tin tức về chỉ số giá tiêu dùng (CPI - Consumer Price Index) có thể được hiểu thông qua một số yếu tố chính như sau:
- Lạm phát: CPI là một thước đo quan trọng của lạm phát ở mức tiêu dùng. Khi CPI tăng, điều này thường cho thấy lạm phát đang tăng. Lạm phát cao làm giảm giá trị thực của tiền tệ, khiến các nhà đầu tư tìm đến các tài sản giữ giá trị như vàng. Do đó, khi có tin tức về CPI cho thấy lạm phát tăng, giá vàng thường có xu hướng tăng.
- Kỳ vọng lãi suất: Một yếu tố quan trọng khác là kỳ vọng lãi suất của Ngân hàng Trung ương. Khi CPI tăng mạnh, Ngân hàng Trung ương có thể tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Lãi suất cao hơn thường làm tăng sức hấp dẫn của các tài sản sinh lời như trái phiếu, làm giảm nhu cầu đối với vàng, một tài sản không sinh lợi suất. Ngược lại, nếu CPI cho thấy lạm phát thấp hoặc giảm, Ngân hàng Trung ương có thể duy trì hoặc giảm lãi suất, làm tăng sức hấp dẫn của vàng.
- Tâm lý thị trường: Tin tức về CPI cũng ảnh hưởng đến tâm lý thị trường và hành vi của nhà đầu tư. Nếu CPI tăng cao, nhà đầu tư có thể lo ngại về lạm phát và tìm đến vàng như một nơi trú ẩn an toàn. Ngược lại, nếu CPI thấp hoặc giảm, nhà đầu tư có thể cảm thấy an tâm hơn về triển vọng lạm phát, giảm nhu cầu đối với vàng.
- Giá trị USD: CPI cũng ảnh hưởng đến giá trị của USD thông qua chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương. Nếu CPI tăng và Ngân hàng Trung ương tăng lãi suất, USD có thể mạnh lên, làm giảm giá vàng. Ngược lại, nếu CPI giảm và lãi suất không tăng hoặc giảm, USD có thể yếu đi, làm tăng giá vàng.
- Lợi suất thực: Lợi suất thực (lợi suất danh nghĩa trừ đi lạm phát) cũng là một yếu tố quan trọng. Khi CPI tăng, lợi suất thực có thể giảm nếu lãi suất danh nghĩa không tăng đủ nhanh, làm tăng sức hấp dẫn của vàng. Ngược lại, nếu lãi suất danh nghĩa tăng nhanh hơn CPI, lợi suất thực tăng, làm giảm sức hấp dẫn của vàng.
>> Bài viết liên quan:
- PPI của Mỹ trong tháng 6 tăng nhẹ nhưng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất không đổi.
- FED có thể cắt giảm lãi suất dựa trên tình hình lạm phát của Mỹ.