Rủi ro tăng trưởng và chính sách tiền tệ: Tín hiệu lo ngại từ Jackson Hole

  • Chia sẻ bài viết:

Những dấu hiệu tăng trưởng kém và rủi ro đang nổi lên trong thị trường lao động đã làm ảnh hưởng đến các phát biểu tại Jackson Hole, cho thấy sự thay đổi trong lộ trình chính sách tiền tệ khi các ngân hàng trung ương ở Mỹ và châu Âu đang cân nhắc việc cắt giảm lãi suất.


Trong khi các ngân hàng trung ương Mỹ và châu Âu đang tập trung vào việc làm giảm lạm phát, BoJ vẫn kiên định với mục tiêu đưa nền kinh tế nước này thoát khỏi chính sách tiền tệ nới lỏng đã kéo dài nhiều thập kỷ. Sự khác biệt trong định hướng chính sách, kết hợp với sự trì trệ kéo dài của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - Trung Quốc đã cho thấy thời kỳ biến động đối với nền kinh tế toàn cầu và thị trường tài chính.

Các nhà hoạch định chính sách lo ngại về dữ liệu việc làm Mỹ

Những nhà hoạch định chính sách tham gia Jackson Hole đã có cái nhìn lo ngại về tương lai khi nhìn vào dữ liệu việc làm ở Mỹ vào đầu tháng này, dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế và gây ra một đợt bán tháo trên thị trường, vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc BoJ bất ngờ tăng lãi suất vào tháng 7.

Cho đến nay, nhiều nhà phân tích đồng ý với dự báo của IMF rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khiêm tốn trong những năm tới khi kinh tế Mỹ “hạ cánh mềm”, kinh tế châu Âu tăng trưởng và kinh tế Trung Quốc thoát khỏi tình trạng trì trệ. Tuy nhiên, những dự báo tích cực này đang bị ảnh hưởng khi xuất hiện những nghi ngờ về khả năng “hạ cánh mềm” của kinh tế Mỹ, tăng trưởng kinh tế khu vực đồng euro không phục hồi và Trung Quốc đang phải đối mặt với tiêu dùng trì trệ.

Mặc dù các NHTW lớn trên thế giới đang hướng tới việc cắt giảm lãi suất, vẫn còn quá sớm để khẳng định liệu đây có thể được xem là đang "bình thường hóa" chính sách tiền thắt chặt hay chỉ là những bước đầu để ngăn chặn sự suy giảm tăng trưởng kinh tế. Sự không chắc chắn này có thể khiến cổ phiếu và tiền tệ toàn cầu dễ bị biến động mạnh.

Ông Pierre-Olivier Gourinchas, kinh tế trưởng của IMF cho biết, chúng ta có thể sẽ chứng kiến các giai đoạn biến động khác của thị trường, khi các NHTW lớn chuẩn bị bước vào chu kỳ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng sau một giai đoạn áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm đối phó với lạm phát.

Theo ông, Nhật Bản đang ở trong một chu kỳ khác, cần phải tìm được lí do đằng sau, và các thị trường thường phản ứng quá mức. Do đó, chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến sự biến động.

blobid0-380.png


Rủi ro tăng trưởng

Trong bài phát biểu hôm thứ Sáu, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã ủng hộ việc sớm cắt giảm lãi suất, và không muốn xảy ra sự hạ nhiệt của thị trường lao động. Đây là một sự thay đổi đáng kể so với các bình luận trước của Powell khi lạm phát tăng vọt vào năm 2021 và 2022, và đã củng cố quan điểm rằng Fed đang chuyển hướng từ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt đẩy mức lãi suất lên mức cao nhất trong vòng 25 năm và giữ nguyên mức lãi suất đó trong hơn một năm.

Nghiên cứu mới được trình bày tại Jackson Hole cho thấy nền kinh tế Mỹ có thể đang tiến gần đến điểm bùng phát, cơ hội việc làm liên tục giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh hơn. Các nhà hoạch định chính sách của ECB đang tập trung vào việc cắt giảm lãi suất vào tháng 9, một phần nhằm giảm bớt áp lực giá và vì do triển vọng tăng trưởng kinh tế suy yếu đáng kể.

Kinh tế khu vực đồng euro chỉ tăng trưởng rất ít trong quý vừa qua khi Đức, nền kinh tế lớn nhất khu vực, rơi vào suy thoái, ngành sản xuất vẫn trong tình trạng suy thoái và xuất khẩu bị đình trệ, chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng giảm từ Trung Quốc. Olli Rehn, nhà hoạch định chính sách tại ECB cho biết, sự gia tăng gần đây về rủi ro tăng trưởng âm ở khu vực đồng euro đã củng cố khả năng cắt giảm lãi suất tại cuộc họp tiếp theo của ECB vào tháng 9.

Ngay cả ở Nhật Bản, dữ liệu lạm phát gần đây cho thấy lạm phát đến từ nhu cầu, điều này có thể làm ảnh hưởng đến các quyết định tăng lãi suất của BOJ.

Mặc dù tiêu dùng đã phục hồi trong quý hai, các nhà phân tích cho rằng vẫn có sự không chắc chắn về việc liệu tiền lương có tăng đủ để bù đắp cho các hộ gia đình trước chi phí sinh hoạt tăng cao hay không. Sayuri Shirai, cựu thành viên hội đồng BoJ cho biết, nhu cầu nội địa hiện đang giảm. Từ góc độ kinh tế, không có nhiều lý do để BoJ tăng lãi suất.

Lo ngại từ Trung Quốc

Quốc gia đông dân nhất thế giới đang đứng trước bờ vực của giảm phát và đối mặt với một cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài, nợ tăng vọt và tâm lý tiêu dùng và kinh doanh giảm. Tăng trưởng quý hai yếu hơn dự kiến đã buộc PBOC phải cắt giảm lãi suất bất ngờ vào tháng trước, và làm tăng khả năng IMF sẽ hạ dự báo tăng trưởng cho quốc gia này.

“Trung Quốc là một tay to trong nền kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng yếu kém ở Trung Quốc có tác động lan tỏa đến phần còn lại của thế giới,” Pierre-Olivier Gourinchas của IMF cho biết.

Những dấu hiệu tăng trưởng kinh tế suy giảm ở Mỹ và Trung Quốc sẽ là tín hiệu tiêu cực cho các nhà sản xuất trên toàn cầu.
Các cuộc khảo sát cho thấy các nhà máy trên khắp Mỹ, Châu Âu và Châu Á đều gặp khó khăn trong tháng 7, làm gây ra quan ngại về cơ hội phục hồi kinh tế toàn cầu.

Đối với các nền kinh tế mới nổi như Brazil, sự suy thoái kinh tế của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu kim loại và thực phẩm, nhưng đồng thời giúp giảm bớt áp lực lạm phát thông qua nhập khẩu rẻ hơn.

Thống đốc ngân hàng trung ương Brazil, Roberto Campos Neto, phát biểu tại phiên bế mạc Jackson Hole cho biết, tác động thực tế phụ thuộc vào mức độ giảm tốc.

>> Có thể bạn quan tâm: Theo dõi tin tức cập nhật mới nhất hiện nay tại Golden Fund.


caret-up-solid