VÀNG VẪN ĐƯỢC ƯA CHUỘNG TRONG BỐI CẢNH CÁC KIM LOẠI QUÝ KHÁC MỜ NHẠT

  • Chia sẻ bài viết:

Các nhà đầu tư tiếp tục cắt giảm mức nắm giữ tài sản trong các quỹ giao dịch hoán đổi danh mục đối với bạc, bạch kim và palladium trong quý thứ hai do lo ngại rằng cuộc suy thoái tiềm ẩn sẽ làm giảm nhu cầu công nghiệp.


Vàng thể hiện hiệu suất tốt hơn các kim loại quý khác

Các quỹ ETF với tài sản cơ sở là vàng chỉ giảm lượng nắm giữ hơn 1% trong ba tháng tính đến tháng 6, tương đương với 43 tấn, sau khi tăng 8% trong quý đầu tiên do sự xâm lược của Nga vào Ukraine, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp. Ngược lại, lượng bạc nắm giữ giảm gần 5% và đây là đợt giảm lượng nắm giữ lớn nhất kể từ năm 2011.

Số lượng tài sản mà các ETF vàng nắm giữ thấp nhất vào tháng 3. Thế nhưng tài sản nắm giữ của các ETF đầu tư vào ba kim loại quý khác thậm chí đã đạt mức thấp nhất kể từ năm 2020.

GOLDEN FUND
Nhà đầu tư chuộng vàng hơn các kim loại quý khác.

Vàng hiện đang giữ vững so với bạc và bạch kim. Một ounce vàng hiện tương đương với 90 ounce bạc, mức quy đổi nhiều nhất trong gần hai năm.

Theo Chad Hitzeman, chuyên gia kinh doanh cấp cao của ETF Securities, khả năng phục hồi của vàng cung cấp thêm những bằng chứng hỗ trợ cho vai trò của nó như là một thành phần để phân bổ tài sản danh mục đầu tư. Điều này trái ngược lại với bạc, bạch kim và palladium.

Hitzeman, giám đốc một công ty chuyên cung cấp một số sản phẩm kim loại quý cho các nhà đầu tư cho biết: “Khi các thị trường lớn trong trạng thái tiêu cực, bị áp lực bởi lạm phát qua sự nhẹ tay của các ngân hàng trung ương trong việc kiềm chế giá cả, chúng tôi nhận thấy việc các nhà đầu tư nhanh chóng đổ tài sản vào các ETF vàng như một nơi để trú ẩn rủi ro”.

Giovanni Staunovo, một chiến lược gia tại bộ phận quản lý tài sản của UBS Group AG, đã chia sẻ quan điểm này. Ông nói: “Nếu lo ngại suy thoái thị trường ngày càng gia tăng, bạn nên nắm giữ vàng thay vì kim loại trắng, vốn có mức độ sử dụng công nghiệp cao.”

Triển vọng kinh tế mờ mịt là điều kiện thuận lợi cho vàng

GOLDEN FUND

Các ngân hàng trung ương đang cố gắng gia tăng lãi suất trong một nỗ lực kiềm chế lạm phát đang ở mức cao nhất trong nhiều năm, tạo nên áp lực tới các kim loại quý vốn không mang lại lợi suất. Việc thắt chặt tiền tệ đã thúc đẩy một sự bùng nổ về một cuộc suy thoái có thể xảy ra, đặc biệt là ở Mỹ khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell gọi cam kết trong việc chiến đấu lại với lạm phát của ông là “vô điều kiện”.

Nhưng khi nền kinh tế suy thoái thì ngày càng có nhiều khả năng, triển vọng của các kim loại quý được sử dụng trong công nghiệp cũng trở nên mờ mịt hơn hơn. Bạc được sử dụng trong các tấm pin mặt trời và thiết bị điện tử, trong khi bạch kim và palladium có thể được tìm thấy trong các bộ chuyển đổi xúc tác cho xe cộ.

Nhu cầu đối với kim loại nhóm bạch kim, hay còn gọi là PGM đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu chất bán dẫn làm suy giảm sản xuất ô tô, trong khi doanh số bán ô tô ở Trung Quốc sụt giảm do tình hình COVID-19 và do lo lắng về suy thoái kinh tế đè nặng lên tâm lý người tiêu dùng.

GOLDEN FUND

Suki Cooper, nhà phân tích của Standard Chartered Plc cho biết: “Trọng tâm thị trường đã chuyển từ khả năng mất nguồn cung sang khả năng giảm nhu cầu. Chúng tôi kỳ vọng sản xuất ô tô sẽ bắt đầu phục hồi vào cuối năm khi tình trạng thiếu chip giảm bớt, nhưng trước đó dòng vốn ETF có khả năng tiếp tục là lực cản trên thị trường đối với bạc và PGM.”

Lộ trình tăng lãi suất trong năm 2022 của FED chỉ còn 2 lần nữa vào tháng 9 này và tháng 11 tới đây là sẽ kết thúc. Trong trung hạn, giá vàng vẫn sẽ tiếp tục chịu những áp lực của lộ trình tăng lãi suất tới từ FED. Thế nhưng chừng nào suy thoái vẫn còn tiếp diễn, vàng vẫn là tài sản được ưa chuộng hơn cả.


caret-up-solid