Chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, bà Nancy Pelosi đang thu hút rất nhiều sự chú ý của thị trường. Đây là một sự kiện chính trị quan trọng khi những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu nóng lên kể từ tháng tư trở lại đây.
Chuyến thăm của bà Pelosi tới Đài Loan
Vào tối qua lúc 21h45 theo giờ Việt Nam, bà Pelosi đã hạ cánh an toàn, chính thức bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước của Hoa Kỳ với Đài Loan trong bối cảnh những căng thẳng trên biển Hoa Đông và căng thẳng trên chính trường tới từ Trung Quốc và Hoa Kỳ đều gia tăng khi Mỹ cáo buộc Trung Quốc có những hành động quân sự trái phép đối với những đối tác của Mỹ tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cam kết rằng Mỹ sẽ không từ bỏ Đài Loan, tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với chính phủ được bầu cử dân chủ ở Đài Bắc bất chấp những lời đe dọa về các biện pháp hạn chế thương mại mới và các hành động quân sự của Bắc Kinh.
Bà Pelosi đã đưa ra bình luận của mình vào thứ Tư trong buổi lễ tại Văn phòng Tổng thống với nhà lãnh đạo Đài Loan Tsai Ing-wen (Thái Anh Văn). Việc đảng Dân chủ California đến Đài Loan vào cuối ngày thứ Ba đã khiến bà trở thành quan chức cấp cao nhất của Mỹ đến thăm Đài Loan trong 25 năm vừa qua và đây cũng là thành công lớn nhất trong nỗ lực kéo dài suốt sáu năm của bà Thái nhằm thu hút một sự ủng hộ lớn hơn của nước ngoài và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
“Chúng tôi sẽ không từ bỏ cam kết của mình với Đài Loan và chúng tôi tự hào về tình bạn lâu bền của chúng tôi,” bà Pelosi nói. Bà nói thêm: “Bây giờ hơn bao giờ hết, tình đoàn kết của Mỹ với Đài Loan là rất quan trọng. Đó là thông điệp mà chúng tôi mang đến ngày hôm nay.”
Bà Thái cho biết chuyến thăm của bà Pelosi cho thấy sự ủng hộ bền vững tới từ quốc tế của Đài Loan khi đối mặt với những chiến dịch gây áp lực trên bối cảnh quốc tế kéo dài nhiều năm do Bắc Kinh dẫn đầu khi Trung Quốc tuyên bố hòn đảo này là lãnh thổ của mình. Bà Thái cho biết: “Đối mặt với các mối đe dọa quân sự ngày càng cao, Đài Loan sẽ không lùi bước.
”Trung Quốc đã công bố các lệnh trừng phạt thương mại và các cuộc tập trận quân sự mang tính khiêu khích nhất trong nhiều thập kỷ sau chuyến thăm của bà Pelosi. Điều này có nguy cơ châm ngòi cho một cuộc xung đột giữa các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói với Tổng thống Joe Biden vào tuần trước rằng ông sẽ “kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc” và rằng “bất cứ ai chơi với lửa sẽ bị bỏng”.
Hôm thứ Tư, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói chuyến đi của bà Pelosi là "một trò hề" và cảnh báo "những ai xúc phạm Trung Quốc sẽ bị trừng phạt." Tuy nhiên, việc Trung Quốc không tuân theo một số biện pháp cực đoan hơn do những người theo chủ nghĩa dân tộc đề xuất để ngăn bà Pelosi thăm Đài Loan khiến một số cộng đồng người theo chủ nghĩa dân tộc ở đại lục thất vọng.
Thị trường chứng khoán Đài Loan đóng cửa cao hơn 0,2% trong khi Chỉ số CSI 300 chuẩn của Trung Quốc tăng 0,4% vào lúc 1:37 chiều theo giờ địa phương.
Lời cam kết của bà Pelosi sẽ đứng về phía Đài Loan đi ngược lại với sự không chắc chắn trong thời gian dài về việc liệu Washington có cần sự trợ giúp tới từ Đài Bắc để ngăn chặn một cuộc xâm lược của Bắc Kinh hay không. Washington đã phải đối mặt với những lời kêu gọi về một cam kết rõ ràng hơn để bảo vệ Đài Loan sau cuộc xâm lược của Nga nhắm vào Ukraine, điều mà việc chuyển giao vũ khí tới từ Mỹ đã làm chậm lại phần nào cuộc xâm lược nhưng không đủ để ngăn chặn cuộc xâm lược.
Andrew Gilholm, giám đốc phân tích Trung Quốc và Bắc Á tại Control Risk cho biết rằng các cam kết của bà Pelosi rằng không từ bỏ Đài Loan là "có chủ ý mơ hồ và khá vô nghĩa."
Gilholm nói: “Đó đơn thuần chỉ là một tuyên bố thông qua lời nói trước công chúng bởi vì nó rõ ràng không phản ánh chính sách quản lý hoặc là một sự xoay trục chính sách.”
Đài Loan phải đối mặt với các cuộc tấn công mạng vào cuối ngày thứ Ba. Văn phòng tổng thống cho biết họ phải hứng chịu một đợt tấn công kéo dài 20 phút vào đầu giờ tối, tồi tệ hơn 200 lần so với bình thường. Bộ Quốc phòng Đài Loan tố cáo các cuộc tập trận của Trung Quốc là "hành động đe dọa vũ trang" và cam kết sẽ đáp trả vào thời điểm thích hợp.
Những ảnh hưởng tới thị trường
Từ sự đối lập nhanh chóng của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đến cuộc thảo luận về việc liệu Trung Quốc có thể “vũ khí hóa” nguồn ngân sách khổng lồ của mình hay không, các nhà đầu tư đang vạch ra những kịch bản ảnh hưởng mà chuyến đi Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi có thể lan tỏa trên các thị trường toàn cầu.
Tài sản trú ẩn có những biến động mạnh dù những lo ngại về mức độ phản ứng quân sự từ Trung Quốc tan biến khi bà Pelosi hạ cánh an toàn và trái phiếu kho bạc bị bán tháo trước những bình luận diều hâu từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang. Đồng yên JPY đã chứng kiến sự quay đầu đột ngột, giảm hơn 1% vào thứ Ba sau bốn ngày tăng mạnh nhất kể từ năm 2020 nhưng đã tăng trở vào hôm nay. Hầu hết các cổ phiếu và hợp đồng tương lai đều phải đang vật lộn nhằm giữ vững đà tăng.
Chuyến thăm của bà Pelosi đã khiến các nhà đầu tư lo lắng trước mối đe dọa về sự suy thoái toàn cầu trong bối cảnh lạm phát gia tăng. Một số chiến lược gia đã cảnh báo về việc bác bỏ những phản ứng ban đầu của Trung Quốc quá sớm sẽ đem đến những ảnh hưởng vô cùng mạnh khi các cuộc tập trận quân sự và một số hạn chế thương mại tới Đài Loan tác động tới các thị trường dễ bị tổn thương trước bất kỳ dấu hiệu xấu đi nào của quan hệ Trung - Mỹ.
Michael Every, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường tài chính châu Á tại Rabobank cho biết: “Vấn đề này sẽ kéo dài hơn nhiều so với mức độ chú ý của thị trường cho phép. Tuy nhiên, các nhà phân tích chiến lược địa chính trị phần lớn đều thống nhất với nhau trong quan điểm rằng chúng ta vẫn đang ở gần một cách đáng lo ngại về một cuộc Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ tư có tiềm năng sắp xảy ra."
Các nhà đầu tư vẫn đang phân tích các tin tức và diễn biến thị trường hôm thứ Tư để tìm manh mối về cách Trung Quốc có thể trả đũa. Lợi tức trái phiếu kho bạc tăng chóng mặt khi trái phiếu bị bán tháo chỉ trong một đêm đã kích hoạt một cuộc thảo luận rằng liệu Bắc Kinh có thể “vũ khí hóa” lượng trái phiếu chính phủ Mỹ trị giá gần 1 nghìn tỷ USD do Trung Quốc nắm giữ hay không. Cổ phiếu ngành quốc phòng Trung Quốc tăng trong khi cổ phiếu ngành vận tải biển và du lịch của Đài Loan giảm.
Ian Lyngen, chiến lược gia tại BMO Capital Markets cho biết: “Với mức độ lớn của đợt bán tháo, chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi đồn đoán rằng Trung Quốc đang sử dụng lượng nắm giữ kho bạc đáng kể của mình để trả đũa cho chuyến thăm của bà Pelosi thành sự thật.Trong trường hợp điều này xảy ra (đây là điều mà chúng tôi nghi ngờ), đà sụt giảm trên khắp các thị trường cần được kiểm soát vì những ảnh hưởng của dòng chảy vốn trong ngắn hạn bị lu mờ bởi tác động tiêu cực, do đó ảnh hưởng đến triển vọng vĩ mô toàn cầu.”
Tâm lý thị trường phục hồi
Tại Zurich, nhà quản lý quỹ Jian Shi Cortesi nhận thấy sự tương đồng về kết quả thị trường giữa chuyến đi của ông Newt Gingrich đến Đài Loan vào năm 1997 và chuyến đi của bà Pelosi năm 2022. Thời điểm đó, chỉ số Hang Seng và thị trường chứng khoán của Đài Loan đều giảm trước chuyến thăm, nhưng đã phục hồi mạnh mẽ sau đó. Lần này, các nhà đầu tư nhận thấy sự suy yếu tương tự đối với chứng khoán Trung Quốc, Hong Kong và Đài Loan trước chuyến đi của Pelosi.
Các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc gần đảo Đài Loan “có thể vẫn khiến các nhà đầu tư phải chú ý”, giám đốc đầu tư tại GAM Investment Management cho biết. "Tâm lý thị trường sẽ hồi phục sau khi cuộc tập trận quân sự kết thúc."
Trước đà tăng mạnh mẽ tới từ lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ, cùng với đó là sự trấn an tới từ các thành viên FED trước tình hình suy thoái đã hỗ trợ tâm lý thị trường tích cực trở lại và điều này khiến giá vàng điều chỉnh giảm trong ngày hôm qua. Tuy nhiên, chuyến thăm của bà Pelosi vẫn chưa kết thúc, cùng với đó là những số liệu kinh tế quan trọng trong tuần này được dự đoán sẽ cho những kết quả đáng thất vọng và tiếp tục hỗ trợ cho đà tăng của giá vàng.