Giá vàng đã tăng tốc trên đà phục hồi trong những ngày gần đây. Vàng đã tăng mạnh trong 10 phiên qua, sau khi bật khỏi mức hỗ trợ quanh mốc $1.690/oz hồi đầu tháng. Riêng trong tuần này, kim loại quý này đã tăng hơn 3%, giao dịch quanh mức $1.780/oz.
Triển vọng sáng đối với giá vàng
Động thái tăng giá này của vàng được cho là hỗ trợ bởi đồng USD suy yếu. Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu lại đến từ lợi suất trái phiếu thấp hơn sau quyết định về lãi suất và định hướng chính sách mới từ FED.
Cuộc họp tháng 7 của FOMC đã khiến cho lợi suất trái phiếu kho bạc giảm mạnh. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm giảm xuống mức thấp nhất trong gần một tháng (2,84%) do nhận định tới từ ông Powell được coi là tín hiệu cho thấy thời kỳ ‘diều hâu’ mạnh mẽ nhất của FED có thể đã qua. Trong bối cảnh chủ tịch của ngân hàng trung ương cho biết một đợt tăng lãi suất tiếp theo vẫn sẽ dựa trên dữ liệu kinh tế. Những dữ liệu kinh tế không khả quan gần đây cho thấy rằng các nhà hoạch định chính sách có thể làm chậm tốc độ của chu kỳ thắt chặt chính sách trong tương lai.
Chỉ số CPI được ghi nhận đã tăng lên mức cao nhất trong 4 thập kỷ, nhưng có khả năng sẽ bắt đầu giảm trong những tháng tới khi giá hàng hóa giảm, bao gồm cả những mặt hàng trong lĩnh vực năng lượng, chẳng hạn như dầu và xăng. Điều này kết hợp với sự sụt giảm mạnh về chi tiêu trên thị trường thông qua chính sách của FED có thể làm giảm nhu cầu tiếp tục rút tiền mua nhà một cách mạnh mẽ.
Một chất xúc tác khác có thể hỗ trợ thêm cho vàng là sự sụt giảm hoạt động kinh doanh của nền kinh tế Mỹ. Tổng sản phẩm quốc nội GDP của Hoa Kỳ đã thu hẹp trở lại trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 và con số này được ghi nhận có quý thứ hai giảm liên tiếp, khiến nền kinh tế Mỹ chính thức rơi vào suy thoái và làm giảm đi khả năng “hạ cánh mềm” mà ông Powell đã đề cập.
Với một số chỉ số nền kinh tế đang cho thấy dấu hiệu nền kinh tế trên đà suy thoái, các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang có thể chuyển sang lập trường ôn hòa hơn vào cuối năm nay. Việc ổn định những chỉ số này ở khía cạnh vĩ mô có thể thúc đẩy các nhà đầu tư bắt đầu chuẩn bị cho kịch bản này, củng cố sức hấp dẫn của kim loại quý trong thời gian tới.
Trong tuần này, một số sự kiện có tác động lớn tới thị trường sẽ bao gồm chỉ số PMI sản xuất và dịch vụ của ISM, cùng với đó là dữ liệu thị trường lao động. Tất cả các số liệu này đều có khả năng cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục chậm lại, một kết quả có thể làm tăng nguy cơ suy thoái. Vàng có thể là tài sản được hưởng lợi nhiều trong trường hợp này.
Phân tích kỹ thuật giá vàng
Giá vàng đã giảm mạnh từ mức cao nhất năm 2022 được thiết lập vào đầu tháng 3, nhưng đã bắt đầu phục hồi trong những tuần gần đây sau khi không thể phá vỡ dưới mức hỗ trợ kỹ thuật quan trọng trong khu vực $1,675/oz - $1,690/oz. Đây cũng là mức thoái lui 61,8% dựa theo thang đo Fibonacci của đợt tăng giá dài kể từ năm 2015.
Nếu “phe bò” tiếp tục có thể duy trì quyền kiểm soát thị trường trong những ngày tới, mức kháng cự quan trọng sẽ xuất hiện ở quanh mức $1,785/oz, kế đến là $1,835/oz. Trong trường hợp những số liệu kinh tế trong tuần này tiếp tục tiêu cực, giá vàng hoàn toàn có thể hướng đến vùng $1.880/oz ngay trong tháng 8. Ngược lại, nếu phe bán quay trở lại và kích hoạt sự đảo chiều giảm giá, các mức hỗ trợ đầu tiên cần xem xét là $1,690/oz và $1,675/oz. Nếu khu vực này bị phá vỡ, chúng ta có thể thấy một động thái của vàng hướng về $1,615/oz.
Trước những áp lực của nền kinh tế Mỹ, giá vàng đang có một triển vọng sáng hơn trong tháng 8 sau suốt những tháng giảm vừa qua. Đà phục hồi này của vàng dự kiến có thể sẽ kéo dài đến trước cuộc họp FOMC tháng 9.