BẤT CHẤP FED CẢNH BÁO, THỊ TRƯỜNG VẪN "THÁO DÂY AN TOÀN"

  • Chia sẻ bài viết:

Thông điệp mang tính ‘diều hâu’ của Cục Dự trữ Liên bang về lạm phát có thể nhanh chóng tác động lên thị trường nhà ở Hoa Kỳ vào mùa hè này khi lãi suất thế chấp tăng và doanh số bán nhà chậm lại.


Thị trường phản ứng trái ngược với những gì mà FED đưa ra

GOLDEN FUND

Nhưng đó là một sự điều chỉnh phù hợp và được dự đoán trước khi mà một nền kinh tế đã và đang vấp phải sự thay đổi chính sách tiền tệ mạnh mẽ nhất trong lịch sử của ngân hàng trung ương Hoa Kỳ.

Một số chỉ số chứng khoán chính đã tăng hơn 15% kể từ tháng 6 và các công ty đã tạo ra thêm khoảng nửa triệu việc làm trong tháng Bảy. Cùng với đó, mức phí bảo hiểm mà các nhà đầu tư được yêu cầu để nắm giữ những khoản nợ doanh nghiệp được xếp hạng thấp cũng đang ở mức thấp trong lịch sử. Điều này đại diện cho tâm lý e ngại rủi ro nói chung đã giảm và việc phát hành "trái phiếu rác" đang tăng lên sau khi giảm vào tháng Bảy.

Đối với một ngân hàng trung ương có ảnh hưởng đối với nền kinh tế thông qua các thị trường tài chính, đó là bằng chứng về những cuộc đấu tranh tiềm tàng vẫn sẽ xảy ra.

Andrew Patterson, chuyên gia kinh tế quốc tế cấp cao tại Vanguard cho biết: “FED thực sự đang trong một trận chiến tâm lý khi ngay cả FED cũng không lường trước được rằng phản ứng của thị trường lại tích cực đến vậy . Điều này là tương đối sớm trong bối cảnh lạm phát vẫn còn cao như hiện tại."

FED kể từ tháng 3 năm 2022 đã đưa ra mức tăng lãi suất mạnh nhất trong nhiều thập kỷ. Lãi suất chính sách của FED đã được đưa về mức “cận không” kể từ tháng 3 năm 2020 để chống lại những tác động kinh tế của đại dịch, nhưng sự gia tăng giá mạnh mẽ bắt đầu từ năm ngoái đã khiến ngân hàng trung ương nhanh chóng xoay trục chính sách trong nỗ lực giữ lạm phát ở mức mục tiêu 2% hàng năm.

Lần tăng đầu tiên với mức tăng 25 điểm cơ bản. Đây là mức phù hợp với tiêu chuẩn trong những năm gần đây, tuy nhiên nó đã tiếp tục tăng lên mức 50 điểm cơ bản vào tháng 5 và sau đó tăng lên 75 điểm cơ bản trong tháng 6 và tháng 7. Với mức lãi suất mục tiêu hiện được đặt ở mức 2,25% đến 2,50%, lãi suất chính sách đã trở lại mức đỉnh trong chu kỳ tăng lãi suất trước đó và kết thúc vào giữa năm 2019.

GOLDEN FUND
Các điều kiện tài chính nới lỏng

Tuy nhiên, trong hơn một tháng nay, chỉ số của FED tại Chicago bao gồm 105 chỉ số đo lường về tín dụng, rủi ro và đòn bẩy đã giảm xuống. Điều này trái ngược với những gì được mong đợi trong một tình huống được nhận định rằng tương đối ‘bất ngờ’ về việc tăng lãi suất của ngân hàng trung ương và các điều kiện vay chặt chẽ hơn.

Các thị trường đã từng định giá rằng lãi suất chính sách của FED hiện đạt mức cao nhất từ ​​3,50% đến 3,75% và sau đó việc cắt giảm có thể bắt đầu vào tháng Bảy bởi nguy cơ suy thoái và lạm phát sụt giảm.

Nếu các nhà đầu tư nhận thấy một đợt suy thoái, thậm chí là một đợt suy thoái có khả năng dẫn đến việc cắt giảm lãi suất thì các quan chức FED sẽ không “đảm bảo rằng” sẽ cắt giảm lãi suất.

Lạm phát vẫn là một con số rất cao

Chủ tịch FED Minneapolis Neel Kashkari cho biết vào tuần trước: “Dù chúng ta có đang ở trong một cuộc suy thoái về mặt kỹ thuật hay không cũng không thay đổi phân tích của tôi. Tôi tập trung vào dữ liệu lạm phát và nhu cầu tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi nó thực sự suy giảm. Ông Kashkari cũng là người đã đưa ra một bài luận thẳng thừng rằng ‘Tôi đã-sai-về-lạm phát’ vào tháng Năm.”

GOLDEN FUND

Những tuần gần đây đã mang đến những bất ngờ tích cực đầu tiên về lạm phát sau hơn một năm khi mà các quan chức FED đã chứng kiến việc ​​giá cả tăng vọt và sự “cứng đầu” của lạm phát.

Tuy nhiên, ngay cả với những tín hiệu đầu tiên cho thấy lạm phát có thể đã lên đến đỉnh điểm, giá tiêu dùng vẫn tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng Bảy. Đây là một con số còn cách rất xa mức lạm phát mục tiêu 2% của FED.

Việc nới lỏng các điều kiện tài chính tự nó là một vấn đề đáng quan tâm. Nếu các công ty, ngân hàng và hộ gia đình không phản ứng như mong đợi với mức lãi suất cao hơn mà FED đã đưa ra. Họ có thể tiếp tục vay, cho vay và chi tiêu ở mức cao hơn khiến lạm phát tăng cao. Điều này sẽ khiến FED buộc phải cần những “liều thuốc mạnh tay” hơn.

John Roberts, cựu chuyên gia phân tích kinh tế vĩ mô hàng đầu của FED cho biết: “Các điều kiện tài chính, bao gồm cả lãi suất, ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu và mức độ trì trệ của nền kinh tế. Vì vậy, khi mà các điều kiện tài chính vẫn tiếp tục không đủ chặt chẽ thì lãi suất sẽ cần phải ở mức cao hơn.”

Cuộc chiến trong việc đạt được "toàn dụng lao động" có thể sẽ là tâm điểm chính của năm 2023

Trong khi đó, việc có tới 528 nghìn việc làm tăng thêm trong tháng 7 cùng với việc tiền lương tăng trưởng mạnh mẽ trong khi năng suất lao động thấp cho thấy rằng các công ty vẫn đang chạy đua để đáp ứng nhu cầu, ngay cả khi FED cho biết họ có ý định kiểm soát nhu cầu để chống lạm phát. Tỷ lệ tuyển dụng việc làm trên số lao động thất nghiệp trong lịch sử vẫn đang ở mức gần 2:1, mặc dù nó đã giảm một số trong những tháng gần đây.

Có một quan điểm bất đồng về việc tỷ lệ thất nghiệp có thể cần phải tăng đến mức nào để kiểm soát lạm phát. Các nhà hoạch định chính sách đã đưa ra các lập luận cả về định lượng và định tính cho câu trả lời rằng tại sao họ có thể kiểm soát lạm trong hiện tại chỉ bằng cách kiềm chế nhu cầu "dư thừa" đối với người lao động trong khi không làm gia tăng tình trạng thất nghiệp.

GOLDEN FUND
Tỷ lệ thông báo tuyển dụng trên số người thất nghiệp vẫn ở mức cao. Cột màu xám thể hiện cho những giai đoạn suy thoái.

Tuy nhiên, các quan chức FED phần lớn đồng ý rằng tỷ lệ thất nghiệp 3,5% hiện tại là vượt quá mức phù hợp với toàn dụng lao động và có khả năng tỷ lệ này sẽ tăng.

Một vấn đề chưa được giải quyết là các nhà hoạch định chính sách của FED sẽ chấp nhận chịu đựng tỷ lệ thất nghiệp ở mức độ nào để dập tắt mỗi đợt lạm phát tăng thêm và liệu có một “ranh giới đỏ” cho tình trạng thất nghiệp mà FED sẽ không được phép vượt qua hay không.

Trong trường hợp suy thoái không còn là một cuộc chiến quá khó khăn, thì cuộc chiến trong việc cân bằng “tỷ lệ thất nghiệp và nhu cầu của nền kinh tế” sẽ là vấn đề chính của cả năm 2023.

Các quan chức FED thường lưu ý rằng nền kinh tế đang điều chỉnh chậm trước những thay đổi trong chính sách tiền tệ.

Chủ tịch FED Jerome Powell cho biết: “Có thể sẽ có thêm một số những điều kiện thắt chặt được bổ sung đáng kể trong lộ trình tăng lãi suất” dựa trên những đợt tăng lãi suất của hiện tại.

GOLDEN FUND
Tần suất của tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp ở mức 4% trở xuống không thường xuyên xảy ra. Mức tỷ lệ này thường đạt được vào những năm 1950-1960, thời điểm của suy thoái. FED kỳ vọng sẽ đưa Hoa Kỳ xuống mức thất nghiệp thấp đồng thời với lạm phát thấp.

Điều đó có đủ để giảm lạm phát hay không vẫn là một câu hỏi khó, nhưng đủ để nhận định rằng sẽ tiếp tục còn một hành trình dài phía trước.

David Beckworth, một nhà kinh tế học và nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Mercatus của Đại học George Mason, ước tính rằng khả năng FED sẽ phải vắt kiệt khoảng 1 nghìn tỷ USD chi tiêu vượt mức. Nếu họ muốn làm điều đó mà không xảy ra suy thoái mạnh, họ cần phải giữ được áp lực lên thị trường tín dụng vào cả năm 2024. Đây sẽ là một khoảng thời gian dài hơn dự kiến của thị trường.”

Thị trường đang phản ứng trái ngược với những gì mà FED mong đợi. Cụm từ suy thoái có thể là chưa đủ để nói về nền kinh tế Mỹ hiện tại, nhất là khi toàn dụng lao động, con đường duy nhất giúp Mỹ vượt qua cả suy thoái lẫn tình trạng lạm phát vẫn đang là một vấn đề nan giải bởi tỷ lệ tuyển dụng cao, tiền lương cao trong khi năng suất lao động lại ở mức thấp. Trong ngắn hạn, giá vàng có thể vẫn đang được dẫn dắt và hưởng lợi khi tâm lý thị trường tích cực bởi kỳ vọng vào một FED sẽ sớm nới lỏng. Tuy nhiên, điều này trong trung và dài hạn sẽ khó xảy ra bởi mục tiêu của FED là “kiểm soát lạm phát và toàn dụng lao động”. Do đó, các đợt tăng lãi suất tiếp theo đối với FED vẫn sẽ là cần thiết và khiến giá vàng bước vào một đà giảm dài hạn.


caret-up-solid