CHỈ BÁO ATR LÀ GÌ VÀ CÁCH GIAO DỊCH VỚI CHỈ BÁO ATR

  • Chia sẻ bài viết:

Chỉ báo ATR là một trong những chỉ báo hết sức quan trọng nhằm xác định mức độ biến động của thị trường. Bên cạnh những chỉ báo đo lường mức độ biến động khác như Bollinger Band, Standard Deviation,... chỉ báo ATR tỏ ra rất hiệu quả trong việc ước lượng độ biến động và kiểm soát rủi ro hợp lý. Hãy cùng Golden Fund tìm hiểu về chỉ báo ATR.


ATR là gì ?

GOLDEN FUND

Khoảng biến động trung bình thực tế - Average True Range (ATR) là một chỉ báo phân tích kỹ thuật, được giới thiệu bởi nhà phân tích kỹ thuật thị trường J. Welles Wilder Jr. trong cuốn sách “New Concepts in Technical Trading Systems” của ông. Chỉ báo này đo lường sự biến động của thị trường bằng cách phân tách toàn bộ phạm vi giá tài sản trong thời một khoảng thời gian.

Chỉ báo này được xây dựng dựa trên các yếu tố sau: Mức cao hiện tại ít hơn mức thấp hiện tại; giá trị tuyệt đối của mức cao hiện tại ít hơn giá trị đóng trước đó; và giá trị tuyệt đối của giá trị thấp nhất hiện tại nhỏ hơn giá trị đóng cửa trước đó. Sau đó, ATR là một đường trung bình động, thường sử dụng 14 ngày, trong một khoảng thực tế.

Ý nghĩa của chỉ báo ATR

Wilder ban đầu đã phát triển ATR cho thị trường hàng hóa, mặc dù chỉ báo này cũng có thể được sử dụng cho cổ phiếu và chỉ số chứng khoán. Nói một cách đơn giản, một cổ phiếu trải qua mức độ biến động cao thì sẽ có ATR cao hơn và cổ phiếu có mức biến động thấp hơn thì sẽ có mức ATR thấp hơn.

GOLDEN FUND

ATR có thể được sử dụng bởi các nhà phân tích kỹ thuật thị trường để vào và thoát vị thế giao dịch và là một công cụ hữu ích để thêm vào hệ thống giao dịch. Nó được tạo ra để cho phép các nhà giao dịch đo lường chính xác hơn sự biến động hàng ngày của tài sản bằng cách sử dụng các phép tính đơn giản. Chỉ báo không cho biết xu hướng giá, thay vào đó nó được sử dụng chủ yếu để đo sự biến động do các khoảng trống (Gap) gây ra và các chuyển động tăng hoặc giảm có giới hạn. Chỉ báo ATR khá đơn giản để tính toán và chỉ cần dữ liệu giá lịch sử.

ATR thường được sử dụng như một phương pháp thoát vị thế giao dịch và có thể được áp dụng cho dù điểm vào được đưa ra như thế nào. Một kỹ thuật phổ biến được gọi là "Chandelier exit” và được phát triển bởi Chuck LeBeau. Phương pháp này đặt một điểm dừng lỗ dưới mức cao nhất mà cổ phiếu đạt được kể từ khi bạn tham gia giao dịch. Khoảng cách giữa mức cao nhất và mức dừng được xác định bằng một số lần ATR.

Ví dụ: Chúng ta có thể trừ ba lần giá trị của ATR từ mức cao nhất kể từ điểm vào tham gia giao dịch và coi đó là điểm dừng lỗ.

Cách sử dụng chỉ báo ATR để xác định điểm dừng lỗ một cách hợp lý

Bước 1: Chúng ta chọn vào phần các chỉ báo trên khung biểu đồ giao dịch của Golden Fund

GOLDEN FUND

Bước 2: Vào phần chọn chỉ báo, nhấn tìm kiếm ATR và chọn kết quả đầu tiên. Các tham số đầu vào để theo mặc định là 14, khi đó chỉ số sẽ được tính toán dựa trên dữ liệu của 14 kỳ gần nhất.

GOLDEN FUND

Bước 3: Xác định giao dịch. Trong trường hợp ví dụ này, khi chúng ta muốn mở một hợp đồng mua tại mức giá hiện tại (1.737,4), chỉ số ATR đang là khoảng 3,6. Khi đó, khoảng 3 lần ATR là 10,8. Do đó, điểm dừng lỗ hợp lý của chúng ta là 1.726,6

GOLDEN FUND

Bước 4: Xác định kích cỡ hợp đồng dựa theo khả năng chịu đựng rủi ro và vốn.

Chỉ báo ATR là một chỉ báo vô cùng hiệu quả nhằm xác định kích cỡ của vị thế giao dịch cũng như một điểm dừng lỗ hợp lý dựa trên những biến động của thị trường. Quản lý rủi ro và bảo vệ vốn giao dịch là mục tiêu quan trọng và đặt lên hàng đầu đối với các nhà đầu tư. Trên đây là những lưu ý cơ bản khi sử dụng chỉ báo ATR trong giao dịch. Nếu có thắc mắc hoặc khó khăn trong việc sử dụng chỉ báo này, đừng ngần ngại và liên hệ ngay tới đội ngũ phân tích kỹ thuật thị trường từ Golden Fund theo các chỉ dẫn bên dưới.

Xin cảm ơn và chúc quý nhà đầu tư giao dịch thành công!

 


caret-up-solid