Chỉ số RSI là gì? Công thức và cách sử dụng chỉ báo RSI hiệu quả

  • Chia sẻ bài viết:

Chỉ số RSI dùng để đo lường mức độ thay đổi giá trong khoảng thời gian gần nhất, giúp nhà đầu tư xác định quá mua và quá bán của thị trường.


Chỉ số RSI là gì?

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) là tên viết tắt của cụm từ Relative Strength Index trong tiếng Anh. RSI là một chỉ báo động lượng được dùng trong phân tích kỹ thuật tài chính. Chỉ số này được sử dụng để đo lường mức độ thay đổi của giá cổ phiếu.

Qua đó, nhà đầu tư có thể đánh giá tâm lý chung đang ở mức mua quá nhiều hoặc bán quá mức của 1 cổ phiếu hoặc các tài sản tài chính khác. Từ đó, họ có thể có những quyết định mua – bán phù hợp.

RSI được hiển thị dưới dạng một biểu đồ dao động (đồ thị đường di chuyển giữa hai điểm cực trị) và có thể có giá trị từ 0 đến 100. Chỉ số này ban đầu được phát triển bởi J. Welles Wilder Jr. RSI lần đầu được giới thiệu trong cuốn sách xuất bản năm 1978 “New Concepts in Technical Trading Systems”.

>> Xem thêm: Chuyên gia bật mí kinh nghiệm đầu tư vàng thế giới bằng chỉ báo.

Vùng quá mua và quá bán

vung-qua-mua-qua-ban

Biểu đồ RSI thường được đặt phía dưới biểu đồ của giá chứng khoán. Các mốc cần lưu ý tại đây là 70, 50 và 30. Cụ thể:

  • Khi RSI > 70 tức là thị trường đang ở mức mua quá nhiều. Điều này đẩy giá của cổ phiếu lên cao hơn ngưỡng cân bằng. Đồng thời, đây cũng là một báo hiệu cho thấy giá cổ phiếu có thể giảm trong thời gian sắp tới. Do đó, nhà đầu tư có thể bán cổ phiếu vào lúc này nếu đã đạt được lợi nhuận mục tiêu.

  • Khi RSI < 30 là mức thị trường đang ở mức bán quá nhiều, giá cổ phiếu đang giảm sâu quá ngưỡng. Đây cũng là tín hiệu giá cổ phiếu có thể chuẩn bị tăng. Nhà đầu tư nên cân nhắc việc mua vào.

  • Nếu RSI nằm trong khoảng từ 30 – 70 thì đây là vùng trung tính. Nếu RSI ở mức 50 thì nó không biểu thị xu hướng.

bieu-do-rsi

Công thức tính RSI là gì?

RSI được tính theo công thức như sau: RSI = 100 – [100 / (1+RS)]

Trong đó: RS = Trung bình tăng / trung bình giảm.

Tuy nhiên, hiện tại việc tính toán RSI là công việc của máy tính. Bạn không còn cần phải tự tính bằng tay nữa. Bạn chỉ cần dựa vào RSI để đưa ra phán đoán phù hợp mà thôi.

chi-so-rsi-la-gi

>> Xem thêm: Tìm hiểu thêm về chỉ báo Stochastic Oscillator.

Ứng dụng chỉ số RSI hiệu quả trong đầu tư

Chỉ số RSI có nhiều ứng dụng trong đầu tư, bao gồm:

Phương pháp 1: Sử dụng chỉ số RSI kết hợp nhiều khung thời gian

Bước 1, ta xác định xu hướng giá trên biểu đồ lớn D1 có đi vào vùng quá mua/quá bán không. Nếu RSI < 30 tức là quá bán, xu hướng thị trường đảo chiều từ giảm sang tăng, nhà đầu tư nên mua vào. Nếu RSI > 70 vào vùng quá bán, thì nhà đầu tư nên bán ra vì xu hướng sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm.

Bước 2, ta xác định điểm vào lệnh H4, cứ chờ giá vào vùng quá bán trên khung H4 thì mua vào, còn giá vào vùng quá mua trên khung H4 thì bán ra.

Phương pháp 2: Xác định xu hướng bất kỳ

Sau khi xác định được xu hướng trên khung thời gian lớn mới sử dụng chỉ số RSI. Trong phương pháp này ta sử dụng công cụ xác định xu hướng bất kỳ:

  • Bước 1, xác định đường xu hướng trên khung thời gian lớn D1 (sử dụng mô hình cái nêm).

  • Bước 2, tìm điểm vào lệnh thích hợp trên khung H4. Khi RSI > 70 trên H4 thì ta vào lệnh Sell (bán ra).

ung-dung-chi-so-rsi

>> Xem thêm: Nên phân tích vàng theo hướng nào? Kỹ thuật hay cơ bản?

Phương pháp 3: Sử dụng kết hợp với đường SMA

  • Khi SMA 30 cắt lên SMA 100 và RSI vượt ngưỡng 50 thì vào lệnh Buy.

  • SMA30 cắt xuống SMA 100 và RSI dưới ngưỡng 30 thì thoát lệnh Buy.

  • Khi SMA 30 cắt xuống SMA 100 và RSI dưới ngưỡng 50 thì vào lệnh Sell.

  • SMA 30 cắt lên SMA 100 hoặc RSI lên trên vùng 70 thì thoát lệnh Sell.

Phương pháp 4: Sử dụng kết hợp với chỉ báo Bollinger Bands 

Bollinger Bands là chỉ báo được cấu thành từ đường MA và độ lệch chuẩn giá, thường gọi là chỉ báo độ trễ đi sau giá.

Khi giá chạm mức band dưới thì RSI sẽ rơi vào vùng quá bán, ngược lại giá chạm mức band trên thì RSI rơi vào vùng quá mua.

Kết hợp hai chỉ báo này cho ra bộ lọc tín hiệu rõ ràng nhất, xác suất thành công cao hơn.

Phương pháp 5: Failure Swing

Trong chiến lược này, người chơi chỉ cần quan sát RSI trong vùng quá mua quá bán để đưa ra quyết định vào lệnh.

Chúng ta cần phải chờ chỉ số RSI đi vào vùng giới hạn quá mua/quá bán, rồi tiếp tục chờ đến khi RSI phá vỡ khỏi vùng giới hạn này. Quan sát diễn biến động và chờ tới khi RSI phá vùng cao nhất và thấp nhất trước đó thì vào lệnh.

ung-dung-chi-so-rsi-2

Phương pháp 6: Sử dụng kết hợp với mô hình nến đảo chiều

Ta sẽ chờ RSI vào khu vực quá mua/quá bán và xuất hiện mô hình nến đảo chiều thì vào lệnh.

Phương pháp 7: Giao dịch phân kỳ

Gồm phân kỳ tăng, phân kỳ ẩn tăng, phân kỳ giảm và phân kỳ ẩn giảm.

  • Phân kỳ tăng xảy ra khi cùng một chu kỳ giá nhưng đồ thị giá có xu hướng giảm còn đồ thị RSI lại có xu hướng tăng, đi lên.

  • Phân kỳ giảm xảy ra khi cùng một chu kỳ giá nhưng đồ thị giá có xu hướng tăng nhưng đồ thị RSI lại có xu hướng giảm, đi xuống.

  • Phân kỳ ẩn tăng xảy ra khi giá tạo đáy sau cao hơn đáy trước nhưng RSI thì lại có đáy trước cao hơn đáy sau.

  • Phân kỳ ẩn giảm xảy ra khi giá tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước nhưng RSI thì lại có giá tạo đỉnh trước thấp hơn đỉnh sau.

Lưu ý:

  • Chỉ số RSI không phải lúc nào cũng đúng 100%.

  • Giá trên vùng 70 thì vẫn có thể tăng tiếp.

RSI có dạng đảo chiều ngắn hạn, trung hạn và dài hạn tại mỗi khung thời gian khác nhau vì thông số có sự khác nhau. Nhà đầu tư nên chờ thêm các tín hiệu khác rồi hãy đưa ra các quyết định giao dịch.

Chỉ số RSI chỉ giúp nhà đầu tư tìm ra các cổ phiếu khỏe trên thị trường nhưng không phải các cổ phiếu trong đó đều dẫn đầu. Vì vậy, để chắc chắn có chiến lược đầu tư hiệu quả, người chơi vẫn phải kết hợp thêm nhiều phương pháp phân tích kỹ thuật khác.

>> Có thể bạn quan tâm: Cập nhật kiến thức đầu tư từ chuyên gia tại Golden Fund.


caret-up-solid