Một trong những thuật ngữ phổ biến mà nhà đầu tư thường xuyên gặp trên thị trường chứng khoán là GAP hoặc khoảng trống giá. Đây là khoảng cách giữa giá mở cửa và giá đóng cửa của hai phiên giao dịch liên tiếp, và các khoảng trống này thường có xu hướng được lấp đầy. Vì vậy, GAP trở thành một chỉ báo quan trọng, giúp nhà đầu tư xác định các cơ hội giao dịch tiềm năng trên thị trường.
GAP là gì?
GAP là khoảng trống giá xuất hiện giữa hai phiên giao dịch (hoặc hai cây nến) liên tiếp, được xác định dựa trên giá đóng cửa của phiên trước và giá mở cửa của phiên sau. Trong điều kiện bình thường, giá đóng cửa của phiên trước sẽ gần bằng với giá mở cửa của phiên sau. Tuy nhiên, khi có sự tăng hoặc giảm đáng kể trong giá mở cửa của phiên sau so với giá đóng cửa của phiên trước, khoảng trống lớn sẽ xuất hiện trên biểu đồ, gọi là GAP.
GAP được chia thành hai loại chính:
-
GAP tăng giá (Gap up): Xuất hiện khi giá mở cửa của phiên sau cao hơn giá đóng cửa của phiên trước.
-
GAP giảm giá (Gap down): Xuất hiện khi giá mở cửa của phiên sau thấp hơn giá đóng cửa của phiên trước.
Sự chênh lệch giữa hai phiên tạo ra khoảng trống giá, và tùy thuộc vào loại GAP, nhà đầu tư có thể phán đoán xu hướng thị trường. Việc phân tích hiện tượng GAP giúp nhà đầu tư đánh giá tình hình thị trường, từ đó dự đoán thời điểm và cách thức lấp GAP trong các phiên giao dịch tiếp theo.
>> Xem thêm: Tìm hiểu khái niệm Fair Value Gap là gì?
Mở GAP trên biểu đồ
GAP được tạo ra khi thị trường đóng cửa trong ngày ở một mức nhất định và mở cửa ngày hôm sau với mức giá cao hơn hoặc thấp hơn hẳn so với giá đóng cửa trước đó. Kết quả là một khoảng trống GAP xuất hiện trên biểu đồ khi thị trường mở cửa trở lại.
Hiện tượng này thường xảy ra do những đợt mua vào mạnh mẽ hoặc bán tháo hoảng loạn trên thị trường, thường bị kích hoạt bởi các thông tin, sự kiện, hoặc yếu tố tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư. Khoảng cách GAP trên biểu đồ giá càng lớn thì nguyên nhân đằng sau càng quan trọng hoặc ảnh hưởng càng nghiêm trọng.
Có nhiều nguyên nhân khiến giá tăng giảm đột ngột khi thị trường mở cửa:
-
Các tin tức kinh tế bất ngờ như thay đổi lãi suất, số liệu lạm phát, hoặc quyết định chính sách từ ngân hàng trung ương.
-
Sự kiện địa chính trị lớn như chiến tranh, khủng hoảng, hoặc căng thẳng quốc tế.
-
Các báo cáo liên quan, hoặc sự thay đổi trong nhu cầu toàn cầu.
-
Tin đồn hoặc thông tin không chính xác cũng có thể tác động mạnh mẽ đến tâm lý thị trường, gây ra hiện tượng GAP.
Khi giá thị trường tăng mạnh, khoảng trống tạo ra được gọi là GAP tăng giá (Gap Up). Ngược lại, khi giá thị trường giảm đột ngột, hiện tượng này được gọi là GAP giảm giá (Gap Down).
Lấp GAP trên biểu đồ
Các khoảng trống GAP trên biểu đồ thường có xu hướng được lấp đầy, tức là giá có khả năng quay trở lại mức trung bình và hoàn thiện khoảng trống đã tạo ra. Hiện tượng này được gọi là “lấp GAP”. Điều này xảy ra cả với GAP tăng giá (Gap Up) lẫn GAP giảm giá (Gap Down). Tuy nhiên, không phải tất cả các khoảng GAP đều được lấp đầy, và một số khoảng trống có thể kết thúc bằng các mô hình tiếp diễn xu hướng. Nhưng phần lớn, thị trường sẽ có xu hướng quay lại để lấp đầy khoảng trống này.
Việc lấp GAP là một hiện tượng diễn ra đủ thường xuyên trên biểu đồ, khiến các nhà đầu tư cần chú ý để phân tích và tận dụng cơ hội giao dịch hiệu quả.
Lấp GAP trên biểu đồ có thể xảy ra vì nhiều lý do. Trong nhiều trường hợp, khoảng GAP được lấp đầy do ban đầu thị trường phản ứng thái quá trước một sự kiện hoặc tin tức. Chẳng hạn, sau các báo cáo kinh tế quan trọng, khoảng GAP thường được lấp đầy khi nhà đầu tư bình tĩnh lại và phân tích kỹ hơn các yếu tố tác động.
Các khoảng trống GAP cũng có thể được lấp đầy bởi lý do kỹ thuật liên quan đến áp lực giữa phe mua và phe bán. Với GAP Down, nếu lực mua mạnh mẽ hơn, giá có thể được đẩy lên để tự điều chỉnh và lấp đầy khoảng trống. Ngược lại, với GAP Up, nếu lực bán áp đảo, giá có thể bị đẩy xuống, giúp hoàn thiện khoảng GAP và tạo ra các mức hỗ trợ hoặc kháng cự.
>> Xem thêm: Các mô hình giá thường gặp trong PTKT.
Các dạng GAP trên biểu đồ
Có 4 loại GAP chính thường xuất hiện trên biểu đồ:
-
GAP phổ biến: Xuất hiện trong các thị trường ít biến động.
-
GAP đột phá: Hình thành khi giá thoát khỏi một vùng tích lũy hoặc mô hình giá quan trọng.
-
GAP tiếp diễn: Thường xuất hiện trong các xu hướng mạnh, giúp giá tiếp tục xu hướng hiện tại.
GAP phổ biến (Common Gap) trên biểu đồ
GAP phổ biến xảy ra khi giá dao động trong một phạm vi hẹp, thường dễ lấp đầy và tiếp tục theo xu hướng cũ. Hiện tượng này thường xuất hiện ở các giai đoạn mà thị trường không có nhiều biến động mạnh hoặc khi khối lượng giao dịch thấp.
Common Gap thường không liên quan đến các sự kiện kinh tế hay tin tức quan trọng, do đó, tín hiệu mà nó mang lại khá yếu và không có nhiều giá trị cho việc phân tích. Vì lý do này, Common Gap hiếm khi mang lại cơ hội giao dịch hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
GAP đột phá (Breakaway Gap) trên biểu đồ
GAP đột phá là hiện tượng giá phá vỡ khỏi xu hướng hiện tại, vượt lên trên mức kháng cự hoặc giảm xuống dưới mức hỗ trợ. Những Breakaway Gap thường không được lấp đầy, vì chúng phản ánh sự thay đổi đáng kể trong tâm lý thị trường, làm cho việc đảo chiều trở nên khó xảy ra.
Khi xuất hiện GAP tăng giá, GAP đột phá được coi như một mức hỗ trợ mạnh mẽ. Ngược lại, nếu giá giảm và tạo thành GAP đột phá, nó sẽ đóng vai trò như một điểm kháng cự đáng chú ý.
Hiện tượng này thường xảy ra khi thị trường vàng bị tác động bởi các thông tin hoặc sự kiện bất thường, ví dụ như tin tức kinh tế quan trọng, chính sách tiền tệ, hoặc các biến động địa chính trị, khiến tâm lý nhà đầu tư thay đổi đột ngột và thúc đẩy giá tăng mạnh hoặc giảm sâu.
GAP tiếp diễn (Continuation Gap) trên biểu đồ
GAP tiếp diễn thể hiện sự tăng tốc trong xu hướng tăng hoặc giảm của giá, tiếp tục theo hướng hiện tại. Nhà đầu tư có thể tận dụng GAP này để giao dịch thuận theo xu hướng. Với GAP tăng giá, có thể tìm điểm vào lệnh mua; còn với GAP giảm giá, nhà đầu tư nên cân nhắc đặt điểm cắt lỗ ngay bên trên mức giá GAP.
Trong một số trường hợp, GAP tiếp diễn có thể được lấp đầy nếu thị trường không có đủ áp lực mua hoặc bán để duy trì đà tăng hoặc giảm, khiến giá quay trở lại vùng GAP trước đó. Tuy nhiên, khi GAP tiếp diễn có kích thước nhỏ hoặc vừa phải, điều này thường xác nhận tính bền vững của xu hướng giá hiện tại.
Ngược lại, nếu xuất hiện các biến động giá lớn hoặc GAP có kích thước cực đoan, đây có thể là tín hiệu cảnh báo về sự thay đổi trong động lực giữa bên mua và bên bán, có khả năng dẫn đến sự đảo chiều hoặc chững lại của xu hướng.
>> Xem thêm: Jackson Hole là gì? Ảnh hưởng của Jackson Hole với nhà đầu tư.
Cách giao dịch hiệu quả với GAP trên biểu đồ
Để giao dịch với GAP đạt hiệu quả cao, ngoài việc xác định thời gian GAP sẽ được lấp đầy, nhà đầu tư còn cần phân tích xem GAP có nằm trong các mức kháng cự, vùng hỗ trợ hoặc kết hợp với các mô hình nến quan trọng hay không.
-
Nếu GAP trùng với các mức cản quan trọng: Giá thường có xu hướng quay lại để lấp GAP và kiểm tra vùng này, trước khi tiếp tục xu hướng tăng hoặc giảm. Điều này giúp xác nhận chính xác hướng đi tiếp theo của giá.
- Nếu GAP thuộc dạng Continuation GAP hoặc Exhaustion GAP: Khả năng lấp đầy GAP là rất cao. Việc nhận diện chính xác hai loại GAP này giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định giao dịch phù hợp, tận dụng cơ hội để đạt lợi nhuận cao hoặc giảm thiểu rủi ro.
Ở bài viết này Golden Fund đã cập nhật thông tin về Gap Up và Gap Down là gì để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn. Để tối ưu cho quá trình đầu tư của mình, hãy cập nhật những kiến thức đầu tư mới nhất hiện nay tại Golden Fund.