Trong giao dịch hàng hóa và chứng khoán, việc dự đoán xu hướng giá luôn là một thách thức lớn đối với nhà đầu tư. Mô hình giá đóng cửa đảo chiều là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật quan trọng giúp nhà đầu tư xác định điểm xoay chiều tiềm năng của thị trường. Hãy cùng tìm hiểu về mô hình này và cách áp dụng nó để tối ưu hóa chiến lược giao dịch
1. Mô hình giá đóng cửa đảo chiều là gì?
Mô hình giá đóng cửa đảo chiều là tín hiệu được xác định dựa trên sự khác biệt giữa giá mở cửa và giá đóng cửa của một phiên giao dịch. Mô hình này thường xuất hiện ở các vùng đỉnh hoặc đáy của xu hướng, báo hiệu sự thay đổi quan trọng trong lực cung cầu.
Đặc điểm chính:
-
Giá đóng cửa gần như trùng với giá cao nhất (trong xu hướng tăng) hoặc giá thấp nhất (trong xu hướng giảm).
-
Bóng nến ngắn hoặc không có, thể hiện sự kiểm soát mạnh mẽ của bên mua hoặc bên bán trong phiên giao dịch.
2. Ý nghĩa của mô hình giá đóng cửa đảo chiều
-
Xác nhận xu hướng đảo chiều: Khi mô hình xuất hiện ở cuối một xu hướng tăng hoặc giảm, nó cho thấy thị trường có khả năng thay đổi hướng đi.
-
Dấu hiệu của lực cầu hoặc cung mạnh: Nếu giá đóng cửa vượt xa giá mở cửa, điều này cho thấy bên mua (hoặc bên bán) đã hoàn toàn chiếm ưu thế.
>> Xem thêm: Hướng dẫn giao dịch với mô hình nến Three inside & outside up.
3. Phân loại mô hình giá đóng cửa đảo chiều
Mô hình giá đóng cửa đảo chiều bao gồm:
Mô hình Closing Price Reversal tại đỉnh
Thực tế, theo tính kỹ thuật, thì đỉnh của thanh Closing Price Reversal sẽ tiếp tục tạo đỉnh cao hơn và (đáy cũng cao hơn – higher low), xu hướng tăng sẽ tiếp diễn. Đặc điểm khiến xu hướng đi xuống duy nhất là phe bán đã dùng sức ép đẩy giá xuống từ đỉnh cao hơn, đồng nghĩa giá đóng cửa tại gần đáy thanh giá. Mô hình Closing Price Reversal ở đỉnh khá tương tự giống một mô hình nến có tên là là mô hình mây đen bao phủ, tiếng Anh gọi là Dark cloud cover.
Mô hình giá Closing Price Reversal tại đỉnh
Mô hình Closing Price Reversal tại đáy
Bởi vì, thanh Closing Price Reversal tạo đỉnh thấp hơn đồng thời cũng tạo đáy thấp hơn, về mặt kỹ thuật thì xu hướng giảm vẫn được giữ nguyên. Trên thực tế, đặc tính tăng duy nhất được thể hiện thông qua việc phe mua dùng sức mạnh đẩy giá tăng lên từ đáy thấp hơn và giá đóng cửa dừng lại tại đỉnh. Mô hình Closing Price Reversal tại đáy khá tương tự mô hình nến có tên là mô hình xuyên hay tiếng Anh là Piercing Pattern.
Mô hình giá Closing Price Reversal tại đáy
>> Xem thêm: Mô hình nến nhấn chìm là gì và cách đầu tư hiệu quả với mô hình này?
4. Cách áp dụng mô hình trong giao dịch
Nhà đầu tư có thể áp dụng mô hình giá đóng cửa đảo chiều như sau:
Giao dịch với mô hình giá Closing Price Reversal tại đỉnh
Mô hình giá Closing Price Reversal tại đỉnh xuất hiện trong một xu hướng tăng. Thông thường, thanh Closing Price Reversal sẽ bật lên vượt mức đóng cửa của phiên giao dịch ngày trước đó (trong lúc mở cửa) và tiếp đó lại giảm mạnh, tại thời điểm đóng cửa trong thanh giá của ngày hôm trước.
Yếu tố quan trọng cần là mức đóng cửa của thanh đóng cửa đảo chiều phải xấp xỉ mức thấp đồng thời phải thấp hơn giá đóng cửa của phiên trước đó. Nhà giao dịch cần chú ý rằng mô hình này không thể hiện được mức độ bán mạnh của phe bán như những mô hình giá đảo chiều quan trọng, do phe bán chưa đủ sức mạnh để tạo nên một đáy thấp hơn so với ngày trước.
Giao dịch với mô hình giá Closing Price Reversal tại đáy
Mô hình giá Closing Price Reversal tại đáy xuất hiện trong xu hướng giảm. Thường thì thanh Closing Price Reversal sẽ giảm xuống tạo nên một khoảng đẩy giá ở phía dưới mức đóng cửa của phiên trước đó (trong lúc mở cửa), tiếp đó lại tăng lên trong cả phiên giao dịch và đóng cửa trong thanh giá của phiên hôm trước.
Yêu tố quan trọng cần là mức đóng cửa của thanh đóng cửa đảo chiều phải nằm gần đỉnh của nó, đồng thởi phải ở trên giá đóng cửa của phiên trước đó. Mô hình tại đáy vẫn chưa thể hiện được sức mua mạnh từ phe mua như những mô hình giá đảo chiều quan trọng do phe mua chưa đủ mạnh để tạo nên một đỉnh cao hơn.
Thêm vào đó, thanh Closing Price Reversal tạo nên đỉnh thấp hơn và đáy cũng thấp hơn, về mặt kỹ thuật thì xu hướng giảm vẫn được giữ nguyên. Thực tế, đặc tính tăng duy nhất được thể hiện thông qua việc phe mua đẩy giá tăng lên từ đáy thấp hơn và giá dừng lại gần đỉnh.
>> Bài viết liên quan:
- Hướng dẫn giao dịch với mô hình Head and Shoulders.
- Nến Hammer là gì? Đặc điểm và cách giao dịch với các dạng nến Hammer.
- Mô hình 2 đỉnh 2 đáy là gì? Đặc điểm và cách giao dịch trong đầu tư?