MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ VÀNG VÀ USD

  • Chia sẻ bài viết:

Giá cả trên thị trường thường bị tác động bởi nhiều yếu tố. Điều này tạo ra mối quan hệ và sự ràng buộc lẫn nhau giữa các chủ thể. Trong đó, giá vàng và USD tạo nên mối quan hệ khăng khít khó tách rời. Chúng mô phỏng rõ nhất bức tranh tổng thể về nền kinh tế vĩ mô.
Vậy mối quan hệ tương quan chặt chẽ giữa hai loại tài sản này là gì? Liệu khi đồng USD tăng giá sẽ tác động thế nào đến thị trường vàng? Hãy theo dõi bài viết này để giải đáp những câu hỏi trên nhé.


Nguyên nhân hình thành mối quan hệ Vàng và Đô La

Từ năm 1900 đến năm 1971, khi thiết lập “bản vị vàng” khiến vàng và đô la Mỹ được liên kết với nhau. Trong thời gian này, giá trị của một đơn vị tiền tệ được gắn với số lượng vàng cụ thể. Nhưng, đến năm 1971, bản vị vàng được phân tách đã giải phóng mối liên kết này. Sau thời điểm đó, chúng có thể được định giá dựa trên cung và cầu.
Đô la Mỹ đã trở thành một loại tiền tệ định danh – một loại tiền tệ nhận giá trị từ quy định của chính phủ, nhưng không được hỗ trợ bởi hàng hóa vật chất. Nó giao dịch trên thị trường nước ngoài. Đô la Mỹ được sử dụng như một loại tiền tệ dự trữ.
Vàng chuyển sang tỷ giá hối đoái thả nổi sau năm 1971. Điều này làm cho giá của nó dễ bị ảnh hưởng bởi giá trị bên ngoài của đô la Mỹ. Năm 2008, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính rằng 40–50% các biến động của giá vàng kể từ năm 2002 là liên quan đến đô la. Sự thay đổi 1% trong giá trị bên ngoài hiệu quả của đồng đô la Mỹ đã dẫn đến sự thay đổi hơn 1% trong giá vàng.

Giá vàng tăng do các yếu tố vĩ mô

Trong khi mối quan hệ giữa giá trị của đô la và vàng là quan trọng, thì đồng đô la Mỹ không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến giá của kim loại quý này. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá trị của cả vàng và đô la là lãi suất, lạm phát, chính sách tiền tệ và cung cầu.

Golden Fund

Dự trữ Ngân hàng Trung ương: Có lẽ ảnh hưởng lớn nhất đến giá vàng là chính sách tiền tệ, do Cục Dự trữ Liên bang kiểm soát. Khi các Ngân hàng Trung ương đa dạng hóa dự trữ tiền tệ, họ sẽ chuyển từ tiền giấy mà họ đã tích lũy sang vàng – khi đó giá vàng thường tăng. Nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay có trữ lượng chủ yếu là vàng.
Nhu cầu về đồ trang sức và công nghiệp trên toàn thế giới: Theo Hội đồng Vàng Thế giới, khoảng 3 năm trở lại đây, trang sức chiếm gần một nửa nhu cầu về vàng. Trong đó Ấn Độ, Trung Quốc và Hoa Kỳ là những nước tiêu thụ vàng trang sức lớn về khối lượng. Khoảng 7,5% nhu cầu khác được sử dụng trong sản xuất các thiết bị y tế, công nghệ. Do đó, giá vàng có thể bị ảnh hưởng bởi thị trường cung và cầu. Khi nhu cầu đối với đồ trang sức và hàng tiêu dùng tăng, giá vàng có thể tăng.
Nhu cầu đầu tư: Khi lợi nhuận kỳ vọng hoặc lợi nhuận thực tế trên trái phiếu, cổ phiếu và bất động sản giảm, mối quan tâm đầu tư vào vàng có thể tăng lên, khiến giá của nó tăng lên. Lúc này, vàng được sử dụng như một hàng rào bảo vệ, chống lại tình trạng suy thoái kinh tế.
Lạm phát: Yếu tố thứ tư có thể tác động đến giá vàng là lạm phát hoặc giá hàng hóa và dịch vụ tăng. Mặc dù, không có khẳng định chắc chắn nào là khi mức lạm phát tăng có xu hướng đẩy giá vàng lên cao hơn, nhưng khi mức giảm phát hoặc lạm phát thấp hơn sẽ đè nặng lên vàng.
ETF (Quỹ giao dịch hối đoái): Trong số các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng, hoạt động của các quỹ giao dịch điện tử, hoặc ETF, nhiều khả năng là yếu tố ảnh hưởng nhỏ nhất đến giá vàng. ETF không được thành lập để trở thành động lực thúc đẩy thị trường, nhưng chúng vẫn đáng được nhắc đến. Vì khi nhu cầu đầu tư đối với vàng thay đổi, giá có thể bị ảnh hưởng bởi hoạt động mua và bán của các quỹ ETF.

Thị trường khác tác động lên giá vàng

Ngày nay, vàng được săn đón không chỉ với mục đích đầu tư và làm đồ trang sức, mà nó còn được sử dụng trong công nghiệp sản xuất các thiết bị điện tử, y tế. Sự phổ biến này của vàng, khiến cho thị trường khai thác vàng ảnh hưởng lớn đến giá vàng cùng thời điểm.
Những người chơi chính trong khai thác vàng trên toàn thế giới bao gồm Trung Quốc, Nam Phi, Hoa Kỳ, Australia, Nga và Peru. Khi “vàng dễ khai thác” đã được khai thác, các thợ mỏ phải đào sâu hơn để tiếp cận nguồn vàng chất lượng. Thực tế là, việc khai thác vàng gặp nhiều thách thức hơn làm nảy sinh thêm nhiều vấn đề. Những vấn đề này làm tăng thêm chi phí khai thác mỏ vàng, đôi khi dẫn đến giá vàng cao hơn.

Mối quan hệ tương quan giữa giá vàng và USD

Vàng và USD là hai yếu tố quan trọng trong nền kinh tế vĩ mô trên toàn thế giới. Và mối quan hệ giữa chúng thường được mang ra thảo luận. Bởi mối quan hệ này cực kỳ mật thiết, ảnh hưởng lớn đến xu hướng đầu tư của thị trường.

Golden Fund

`Từ những nghiên cứu và thực tế, chúng ta có thể khẳng định mối quan hệ giữa giá vàng và USD là tỷ lệ nghịch. Nghĩa là khi giá vàng tăng, đồng USD sẽ giảm và ngược lại. Nếu giá vàng bắt đầu giảm thì giá trị đồng USD sẽ tăng lên.

Mối quan hệ này xuất phát từ việc vàng được xem là công cụ hữu hiệu để ngừa lạm phát. Trong khi đó giá trị của đồng USD được neo theo tỷ giá đô la. Khi giá trị của đồng USD giảm, chúng ta mất nhiều đô la hơn để mua vàng. Trong khi giá trị của USD tăng, chúng ta sẽ phải mất ít đô la hơn.
Như vậy có thể thấy, giá trị đồng USD chịu ảnh hưởng lớn bởi chính sách tiền tệ cũng như cung cầu của chính phủ. Nhưng giá trị của vàng gần như độc lập với các chính sách này.
Mặc dù bất cứ đồng tiền nào cũng phản ánh quan hệ tỷ lệ nghịch với giá vàng. Tuy nhiên, người ta thường nhắc đến giá vàng và USD để so sánh mối tương quan này, bởi đồng USD luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dự trữ ngoại hối của các Ngân hàng Trung ương.

Bản chất mối quan hệ giữa giá vàng và đồng USD là gì?

Những biến động từ đồng USD có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng. Cụ thể:
Khi lãi suất của đồng USD tăng giá, nhà đầu tư có xu hướng bỏ tiền vào đồng đô la. Như vậy, thay vì mua vàng, người ta sẽ bỏ tiền đầu tư đô la. Lúc này lượng cầu USD sẽ tăng, kéo theo giá USD tăng. Ngày càng có ít người mua vàng thì giá vàng sẽ bị giảm xuống theo thời gian.

Golden Fund

Ngược lại, mỗi khi tình hình kinh tế thế giới biến động, nhà đầu tư có xu hướng tìm kiếm đến kênh đầu tư an toàn. Và rõ ràng, vàng là nơi đầu tư trú ẩn an toàn nhất cho người dân. Khi lượng cầu lớn, giá vàng bị đẩy lên cao là điều tất nhiên. Cùng với đó, việc nhà đầu tư tập trung vào vàng sẽ dẫn giảm lượng đầu tư vào USD. Dẫn đến tình trạng đồng USD giảm giá. Việc cung cầu ảnh hưởng đến giá là hoàn toàn tự nhiên, không ai tác động được. 

Ví dụ ảnh hưởng qua lại giữa giá vàng và USD

Đại dịch Covid 19 khiến nền kinh tế thế giới đã chịu những ảnh hưởng nặng nề. Thương mại bị đình trệ, du lịch và đi lại phải đóng cửa, dẫn đến nhu cầu USD giảm. Cùng với đó, việc giảm lãi suất USD của FED đã khiến nhiều nhà đầu tư bỏ đô la Mỹ, thay vào đó là tập trung cho những thị trường an toàn hơn toàn, cụ thể là vàng. Giới đầu tư nhận định, vàng là hầm trú ẩn an toàn nhất với cơ hội tăng giá cao. Điều này vô hình chung đã khiến giá vàng liên tục tăng cao trong thời gian dài.
Qua bài viết, chúng ta rút ra được mối quan hệ giữa giá vàng và USD là tỷ lệ nghịch. Golden Fund mong rằng thông tin về mối quan hệ này sẽ giúp bạn trong việc đánh giá thị trường. Từ đó đưa ra những quyết định đầu tư sáng suốt.

 


caret-up-solid