Nến Evening Star (nến sao hôm): Đặc điểm và cách giao dịch chi tiết

  • Chia sẻ bài viết:

Mô hình evening star, hay nến sao hôm là một trong những mô hình kết hợp nhiều nến được ứng dụng phổ biến nhất trong phân tích kỹ thuật giao dịch tài chính nhờ tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn chưa nắm rõ cách nhận diện mô hình này trên biểu đồ giá cũng như cách áp dụng vào thực hiện giao dịch. Vì vậy, hãy cùng Golden Fund tìm hiểu về những thông tin cơ bản nhất của mô hình evening star thông qua bài viết này nhé!


1. Khái niệm nến Evening Star

Evening star hay nến sao hôm là một mô hình nến đảo chiều ba nến, thường xuất hiện ở đỉnh của một xu hướng tăng và báo hiệu khả năng đảo chiều từ tăng sang giảm. Mô hình này được coi là tín hiệu mạnh mẽ cho thấy thị trường có thể bắt đầu một xu hướng giảm. 

AD_4nXduIK2bbm5IxKnCMlRUuj9sBtd4qyMnCdm2lRbEFE0Q7p0tPIE3Te8Mefqyv85Et0eICFFAncfwNpoqF4Na72n3rF6eYpLe8KxWIy9yngIOlcjfhL9Uj0tfOGhpZxVxnW2EXaNH?key=fOO36xFckJrvmn2Z1j6eSl9g

2. Cấu trúc mô hình nến Evening Star

Mô hình nến evening star được tạo thành từ ba mô hình nến Nhật, có hình dạng tương tự như chữ U ngược. Mỗi cây nến trong mô hình này có đặc điểm như sau: 

  • Nến thứ nhất tăng mạnh: Là một nến tăng dài, biểu thị xu hướng tăng đang mạnh, cho thấy lực mua vẫn đang chiếm ưu thế trên thị trường. 

  • Nến thứ hai nhỏ, thường là nến doji hoặc spinning top: Là một nến nhỏ, có thể là nến tăng hoặc giảm. Nến này có thân ngắn và thường nằm trên hoặc gần đỉnh của cây nến đầu tiên. Cây nến này cho thấy sự do dự của thị trường, với sự cân bằng giữa bên mua và bên bán. 

  • Nến thứ ba giảm mạnh: Là một nến giảm dài, đóng cửa thấp hơn điểm giữa của cây nến đầu tiên, cho thấy bên bán đã bắt đầu chiếm ưu thế và có thể đẩy giá xuống thấp hơn trong các phiên tiếp theo.

AD_4nXclocUsSbt0II_--rxQlJK9kv4ETNcjIUPmTq8Eo-PlI8f-TJribpKaMpV3HDhKnJ4j2T9yoFCK50C2OE8tVrTp_kL9UArnz06aOJeFE5pX11IDD7T1nCDCtDUOL8p68Vlb4ak?key=fOO36xFckJrvmn2Z1j6eSl9g

>> Xem thêm: Mô hình nến nhấn chìm là gì và cách đầu tư hiệu quả với mô hình này?

3. Một số dạng mô hình nến evening star phổ biến 

Mô hình nến sao hôm bao gồm một số dạng sau:

3.1. Nến sao hôm lùn (Low evening star) 

Mô hình này được chia thành hai dạng chính dựa theo đặc điểm của cây nến thứ hai: 

Trường hợp nến thứ hai là nến giảm sẽ có giá đóng cửa bằng với giá đóng cửa của nến thứ nhất. 

AD_4nXcqcOcyuaXJJGdpdwOKqaXKIqqtkofegVIDhmkfpYO1LUBfIx0D-IYsqVNDfyZqypxVb7KHNHzmSdDHTFy_PkNjRmUHxFlU3EB0jS-ecD3v3-FquGHqjYwZEzBX5QEo4GxLp4o?key=fOO36xFckJrvmn2Z1j6eSl9g

Trường hợp nến thứ hai là nến tăng thì giá mở cửa của nến này sẽ bằng với giá đóng cửa của cây nến đầu tiên.  

AD_4nXed_R2D4QhOGeleMZ7e6wg-7cWPsCLs5EI4Zxy0uxwtBmftzLpaqpPNEuY83rzcSJmgXgVz5dTLnldkcdcdRJioTfc7DLWogAhTIE2rjL_KeDaHUPIPBBBCDHpiP-XNbhROI9s?key=fOO36xFckJrvmn2Z1j6eSl9g

3.2. Nến sao hôm mạnh (Heavy evening star) 

Đặc điểm để nhận dạng loại mô hình này nằm ở cây nến thứ ba trong mô hình evening star. Trong trường hợp này, giá đóng cửa của cây nến thứ ba thấp hơn toàn bộ cây nến thứ nhất, cho thấy lực bán đang rất mạnh và áp đảo hoàn toàn phe mua. 

AD_4nXcV1p1HlUHLzxSEYvRDQSuLRDpC9SvmFFL2oz0Rw8WCndYT_5D9WckLFkU_FOJ6PXaK3bvtJsWpet5C6Hg4eefx7ZspxPxDGB_1Wvuf_sp6gKm7hje5uH-QZYnC4eZrh6a9j9xz?key=fOO36xFckJrvmn2Z1j6eSl9g

3.3. Nến sao hôm xa (Far evening star) 

Đặc điểm chính của mô hình này chính là cây nến thứ hai có dạng nến Doji, thân nến rất nhỏ và hai bóng nến cũng ngắn, cho thấy giá mở cửa và giá đóng cửa gần như bằng nhau, trong phiên cũng không có nhiều biến động khiến biên độ giá nhỏ. 

AD_4nXcXo6DD0h9t4UBT1p0gmIxU3eVjY0Dt9RGuQP0rjgAOpUxE4CgaBMoalvGCqm4kutCLG4YUb4s2_xtUEaO7h_tTiLTGv2vxFv-V4BMz0o9KKf9ulwY-ch2Ogpx6zkXlSZ2Dpzwz?key=fOO36xFckJrvmn2Z1j6eSl9g

>> Xem thêm: Hướng dẫn giao dịch với mô hình nến Three inside & outside up.

3.4. Nến sao hôm cao (High evening star) 

Ở mô hình này, giá mở cửa của cây nến thứ hai cao hơn giá đóng cửa của cây nến đầu tiên, tạo ra một khoảng giá (gap) giữa cây nến thứ hai và hai cây nến còn lại trong mô hình. 

AD_4nXfS75m1hon0hVp5PMCzNWi-onjYQIvn2tuPPTU6l0zindLci0iQhaiqGkIAMpog4gl_LE2pCDUSsQalG2FNsbzzzuzT2QIxopBBewpoedLy9KcDkuSnZcFF7ujqr-5BoxXLWlXC?key=fOO36xFckJrvmn2Z1j6eSl9g

4. Cách giao dịch với mô hình nến evening star 

Bước 1: Xác định khung thời gian giao dịch 

Tùy thuộc vào phương thức đầu tư mà các nhà đầu tư có thể lựa chọn các khung thời gian khác nhau cho hợp lý. 

  • Scalping: Đây là phương thức đầu tư diễn ra trong ngày với số lượng giao dịch phát sinh có thể lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm. Do đó, khung thời gian thường được các nhà đầu tư sử dụng là những khung rất ngắn, từ vài giây cho đến vài phút.   

  • Swing Trading: đây là phương thức giao dịch diễn ra trong thời gian dài hơn, từ một vài ngày cho đến vài tuần. Vì vậy, diễn biến giá thường được quan sát trên các khung thời gian từ 4 giờ (4H) cho đến 1 ngày (D). 

  • Position Trading: với phương thức này, thời gian nhà đầu tư giữ một vị thế có thể lên đến vài tháng, thậm chí vài năm. Vì vậy, khung thời gian thường xuyên được sử dụng cho phương thức đầu tư này là khung 3 tháng (3M), 6 tháng (6M) và 12 tháng (12M). 

Bước 2: Xác định xu hướng thị trường và kiểm tra mô hình nến 

Sau khi đã xác định được khung thời gian phù hợp, các nhà đầu tư cần xác định chính xác xu hướng tăng giá, từ đó định vị mô hình nến evening star. Để đảm bảo thị trường đang trong đà tăng giá, các nhà đầu tư có thể kết hợp các chỉ báo kỹ thuật khác như đường RSI hay MACD. 

Bước 3: Xác định điểm vào lệnh  

  • Điểm vào lệnh: các nhà đầu tư vào lệnh bán ngay dưới mức giá thấp nhất của cây nến thứ ba. 

  • Điểm cắt lỗ: cài lệnh cắt lỗ ở ngay trên mức giá cao nhất của cây nến thứ hai hoặc thứ ba. 

  • Điểm chốt lời: các nhà đầu tư thực hiện chốt lời tại các mức hỗ trợ gần nhất hoặc theo tỷ lệ Risk:Reward tùy theo nhu cầu.

AD_4nXdlZwCAy4AHlNlpHlHD3WA0ZMsGxzTQWpG4RR_izAZy-9O4zzr80t7xvsvvQHJOqHHb2KMd9WEXgqL80nf61RUCV5uS0dEdDdN2obugK5toQj0jFKyeXIrTtQkl8h6IVG0siEUb?key=fOO36xFckJrvmn2Z1j6eSl9g

>> Xem thêm: Chuyên gia bật mí kinh nghiệm đầu tư vàng thế giới bằng chỉ báo.


caret-up-solid