RỦI RO CỦA VIỆC TĂNG LÃI SUẤT NHANH CHÓNG CÓ THỂ KHIẾN SUY THOÁI THÊM TRẦM TRỌNG

  • Chia sẻ bài viết:

“Nhanh và nguy hiểm” là cụm từ sát nhất để nói về việc Cục Dự trữ Liên bang đang thắt chặt nhanh chóng và có nguy cơ đẩy nền kinh tế vào suy thoái sâu khi các nhà kinh tế lo ngại rằng FED đang phạm phải một lỗi lầm khác giống như việc phản ứng chậm với lạm phát lan rộng vào năm ngoái.


FED có thể hành động mà không đợi những kết quả thực tế

Một chuỗi các đợt tăng lãi suất 75 điểm cơ bản có quy mô lớn mà FED mới đây đã báo hiệu rằng nó sẽ tiếp tục đến vào tháng 11. Điều này có nghĩa là các quan chức FED sẽ không chờ đợi để xem hiệu quả của hành động của họ trước khi tiếp tục theo đúng kế hoạch.

Jonathan Pingle, nhà kinh tế trưởng của UBS Group AG cho biết vào hôm thứ Tư trên kênh truyền hình Bloomberg: “FED đang quá vội vã và quá nhanh nên sẽ không có nhiều thời gian để đánh giá tác động lên nền kinh tế thực. Do một số dữ liệu lạm phát này có độ trễ, đó là điều đáng lo ngại”.

GOLDEN FUND
Lãi suất kỳ vọng của FED

Các quan chức chỉ bắt đầu tăng lãi suất từ ​​gần mức 0 vào tháng 3 khi áp lực từ lạm phát đã bắt đầu tăng lên. FED bị chỉ trích vì hành động chậm trễ trong việc kiểm soát lạm phát với cái giá phải trả cho sai lầm đầu tiên này chính là là nỗi đau kinh tế gây ra bởi lạm phát.

FED đã tăng lãi suất thêm khoảng 3% trong năm nay và những đợt tăng lãi suất mạnh nhất bắt đầu từ tháng 6. FED tuyên bố rằng họ sẽ tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng về việc lạm phát đang giảm xuống.

Mặc dù việc tăng lãi suất đã thúc đẩy đẩy chi phí vay vốn đối với mọi lĩnh vực, mặt hàng. Từ vay mua nhà đến mua ô tô đều sẽ tốn thêm nhiều chi phí hơn nhưng tác động đầy đủ của những động thái này chỉ có thể được nhìn thấy sự hiệu quả trong khoảng thời gian một vài tháng - khoảng thời gian đủ cần thiết để chính sách tiền tệ hoạt động.

Bằng cách thu hẹp những điều kiện cho vay và tín dụng để đánh giá xem liệu các hành động FED đã thực hiện có làm giảm lạm phát hay không, các nhà hoạch định chính sách có thể gây ra sự sụt giảm lớn hơn mức cần thiết và có khả năng gây hại nhiều tới thị trường lao động.

GOLDEN FUND

Các quan chức FED đã chỉ ra tại cuộc họp của trong tháng này rằng họ sẽ tăng lãi suất thêm 1,25% trong năm nay. Điều này có thể có nghĩa là một lần tăng 75 điểm cơ bản nữa vào tháng 11 và một mức tăng 0,5% trong tháng 12. Sau đó, lãi suất có thể sẽ tăng thêm 0,25% nữa vào năm tới theo dự đoán trung bình của FED.

Một động thái như vậy vào tháng 11 sẽ đánh dấu lần tăng 0,75% liên tiếp thứ tư. Điều này có nguy cơ khiến FED “rơi vào vòng xoáy tăng lãi suất mạnh”. Các nhà kinh tế Krishna Guha và Peter Williams của Evercore ISI đã viết trong một ghi chú sau cuộc họp vào tháng 9 của FED.

Nền kinh tế, cho đến nay dường như đang khá vững vàng trước các hành động của FED. Nó đang bắt đầu có một số dấu hiệu của việc hạ nhiệt nhu cầu. Một trong những dấu hiệu đó là việc Apple Inc đang đảo ngược kế hoạch tăng sản lượng sản xuất iPhone trong bối cảnh nhu cầu thấp hơn dự đoán.

Mục tiêu kép của FED

Các nhà hoạch định chính sách, những người có vai trò rất quan trọng trong việc làm giảm lạm phát đã thừa nhận rằng việc thắt chặt này có thể gây ra những tổn hại tới các hộ gia đình và doanh nghiệp Hoa Kỳ. FED chỉ có thể tác động trực tiếp đến một mặt trong nhu cầu: hoặc là mức độ chi tiêu, hoặc là nhu cầu chi tiêu. Vì vậy, một cách quan trọng để hạn chế lạm phát đó là để tỷ lệ thất nghiệp lên cao hơn.

Thị trường lao động đã tăng trưởng mạnh trong năm qua khi tỷ lệ thất nghiệp thấp và có nhiều việc làm hơn đối với những người đang tìm việc. Các nhà hoạch định chính sách lập luận rằng điều đó sẽ giúp nền kinh tế vượt qua được áp lực từ chính sách tiền tệ của FED. Tuy nhiên, để nền kinh tế có thể vượt qua áp lực này một cách thực sự, FED cần một sự cần bằng “khéo léo” giữa chính sách tiền tệ và bối cảnh nền kinh tế.

GOLDEN FUND
FED sẽ cho biết rằng họ sẽ cần tăng lãi suất nhưng vẫn giữ được độ ổn định của thị trường lao động

Ngay cả một tác động tương đối nhỏ đối với thị trường lao động - Fed hiện ước tính rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên 4,4% vào cuối năm sau so với mức 3,7% hiện nay. Điều này sẽ đồng nghĩa với việc mất việc làm của hơn một triệu người. Các cuộc khủng hoảng trong quá khứ đã chỉ ra rằng mất việc làm trong thời kỳ suy thoái và thất nghiệp kéo dài có thể có những tác động lâu dài thậm chí là suốt đời đối với những người lao động bị ảnh hưởng.

Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic cho biết ông muốn tránh lạm dụng việc tăng lãi suất bằng cách dừng lại trước khi lạm phát giảm trở lại xuống mức mục tiêu 2% của FED.

“Tôi không nghĩ rằng chúng tôi sẽ tiếp tục thắt chặt và tăng lãi suất cho đến khi lạm phát quay lại 2%,” Bostic cho biết hôm thứ Tư. “Điều đó cho thấy rằng chúng ta đã đi quá xa và chúng ta đang đưa nền kinh tế vào một bối cảnh tiêu cực”.

Theo Stephen Stanley, nhà kinh tế trưởng tại Amherst Pierpont, nếu không làm chậm việc tăng lãi suất ngay bây giờ, FED cũng sẽ khó mà “biện minh” cho việc tạm dừng mà họ đã đưa ra trong năm tới nếu lạm phát vẫn ở mức cao tại thời điểm đó.

Việc FED tăng lãi suất mạnh tay thể hiện thái độ cương quyết đối với lạm phát của FED. Tuy nhiên, điều này mang lại nhiều rủi ro hơn mức cần thiết và khiến FED phải thận trọng hơn bao giờ hết. Trong trung hạn, vàng vẫn sẽ chịu những áp lực lớn tới từ động thái tăng lãi suất.


caret-up-solid