TẠI SAO MỤC TIÊU CỦA FED LÀ “SUY THOÁI TĂNG TRƯỞNG” THAY VÌ “HẠ CÁNH MỀM”

  • Chia sẻ bài viết:

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell và các đồng nghiệp của ông đang cố gắng đưa lãi suất cao hơn để giảm lạm phát cao kỷ lục mà không khiến Mỹ rơi vào suy thoái.


Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell và các đồng nghiệp của ông đang cố gắng đưa lãi suất cao hơn để giảm lạm phát cao kỷ lục mà không khiến Mỹ rơi vào suy thoái. Mục tiêu ban đầu của họ là cái mà các nhà kinh tế gọi là hạ cánh mềm, nhưng điều đó càng trở nên khó khăn hơn kể từ khi Nga xâm lược Ukraine gây ra những cú sốc trên thị trường năng lượng, hàng hóa và tài chính toàn cầu. Tình huống buộc ông Powell dường như đang nhắm đến một điều gì đó đau đớn hơn được gọi bằng cái tên nghịch lý là “suy thoái tăng trưởng”

"Hạ cánh mềm" là gì ?

GOLDEN FUND

Đây là một kịch bản khi một ngân hàng trung ương có thể làm chậm nền kinh tế đủ để kiềm chế nhu cầu và kiềm chế lạm phát nhưng không quá lớn để có thể gây ra sự thu hẹp tổng sản phẩm quốc nội GDP và gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Để làm được điều đó cần có sự kết hợp giữa hoạch định chính sách thông minh và có thể một chút may mắn.

Vậy còn thế nào là "suy thoái tăng trưởng"

GOLDEN FUND

Đây là kịch bản của một giai đoạn tuy vẫn kéo dài sự tăng trưởng ít ỏi nhưng tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, một tình huống mà tại đó, nền kinh tế mở rộng chậm hơn so với xu hướng dài hạn khoảng 1,5% đến 2% nhưng không thể tránh khỏi sự thu hẹp hoàn toàn. Nhà kinh tế học của Đại học New York, Solomon Fabricant đã đặt ra thuật ngữ “suy thoái tăng trưởng” trong một nghiên cứu xuất bản năm 1972. Mặc dù một kịch bản như vậy có thể không quá đau đớn như một cuộc suy thoái thực sự nhưng nó vẫn gây ra những nguy hiểm cho nền kinh tế. Ông ví von rằng thuật ngữ này “dù không giống như một con hổ thả rông trên đường phố hoàn toàn, nhưng cũng không phải là một con hổ giấy.”

Điều gì khiến FED phải thay đổi mục tiêu?

Powell dường như đã kết luận rằng sẽ cần một “con hổ” chứ không chỉ là một cuộc “hạ cánh nhẹ nhàng để diệt trừ lạm phát “ác tính” của Mỹ hiện đang cao hơn gấp ba lần mục tiêu 2% của FED. Trong một bài phát biểu ngày 26 tháng 8 tại hội nghị thường niên của FED ở Jackson Hole Wyoming, ông cho biết rằng thị trường lao động "rõ ràng đang mất cân bằng", với việc nhu cầu về người lao động về cơ bản vượt quá nguồn cung. Điều đó dẫn đến việc tiền lương gia tăng nhanh chóng và là nguyên nhân khiến lạm phát vượt quá mục tiêu lạm phát 2% của FED. Ông Powell nói: “Chiến dịch diệt trừ lạm phát có khả năng sẽ tiếp tục đòi hỏi một khoảng thời gian mà nền kinh tế tuy vẫn giữ được tăng trưởng nhưng dưới mức thông thường. Hơn nữa, rất có thể sẽ có một số điều kiện thị trường lao động được thắt chặt”, thứ được nhiều người coi là cách nói hoa mỹ cho một tỷ lệ thất nghiệp cao hơn.

FED hiện đang làm những điều gì?

GOLDEN FUND

FED đã bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 3 và đến đầu tháng 9 đã tăng trần lãi suất mà cơ quan này sử dụng để quản lý nền kinh tế từ 0,25% lên tới 2,5%, trong đó có hai lần tăng bất thường 75 điểm cơ bản. Lãi suất cao hơn đã làm chậm hoạt động kinh tế và tăng trưởng do hoạt động tín trở nên “đắt đỏ” hơn. Tăng trưởng chậm hơn khiến người tiêu dùng có ít chi tiêu hơn và khiến các doanh nghiệp có xu hướng sa thải hơn là thuê. Người ta hy vọng rằng việc giảm nhu cầu tiêu dùng sẽ làm chậm tốc độ gia tăng giá cả trong khi nhu cầu lao động suy yếu sẽ khiến tiền lương không tăng và không đạt được tốc độ có thể gây ra lạm phát mạnh.

FED đã từng thực hiện và đạt được "hạ cánh mềm" hay chưa?

Vào năm 1994-1995 dưới thời Chủ tịch Alan Greenspan, ngân hàng trung ương này đã tăng gấp đôi lãi suất lên mức 6% và đã thành công trong việc làm chậm tăng trưởng kinh tế mà không khiến cho nền kinh tế rơi vào tình trạng ngặt nghèo. Tuy nhiên, việc thắt chặt tín dụng đã gây ra những hậu quả bất lợi. Nó đã dẫn đến thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư thị trường trái phiếu và góp phần vào sự phá sản năm 1994 của các doanh nghiệp tại quận Cam bang California. Mexico cũng buộc phải tìm kiếm một gói cứu trợ từ Hoa Kỳ và Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF.

GOLDEN FUND

FED tăng lãi suất và đã đạt được hạ cánh mềm dưới thời Green Span



GOLDEN FUND

Lạm phát hạ nhiệt và tỷ lệ thất nghiệp ổn định, không tăng đột biến.

Những nỗ lực hiện tại từ FED phải chăng đã thất bại?

Điều này không hẳn đã thất bại như nhiều người nhận định. Alan Blinder, người từng là Phó chủ tịch FED trong các cuộc hạ cánh mềm vào các năm 1994-95 đã cho biết rằng ngân hàng trung ương đã đạt được một số cuộc hạ cánh “khá mềm” khác trong nửa thế kỷ qua. Một trong số đó xảy ra vào năm 2001, khi FED bắt đầu tăng lãi suất vào hai năm trước đó dẫn đến một cuộc suy thoái trong 8 tháng nhưng không gây ra những hậu quả nghiêm trọng Ông Powell đã gợi ý rằng FED đã đi đúng hướng cho một cuộc hạ cánh mềm vào năm 2020, khi nền kinh tế Mỹ có vẻ được thiết lập để kéo dài mức mở rộng kỷ lục sau một loạt các động thái lãi suất. Tuy nhiên sau đó hoạt động kinh tế bị đình trệ lại do đại dịch.

Cơ hội nào cho FED để tránh được suy thoái?

GOLDEN FUND

Các nhà phê bình cho rằng FED đã quá chậm trễ trong việc giải quyết áp lực giá cả bắt đầu gia tăng vào năm 2021 bằng cách nhấn mạnh trong nhiều tháng rằng mức độ lạm phát đó sẽ chỉ là “nhất thời”. Thế nhưng hiện tại FED lại phải đang chạy đua trong công cuộc tăng lãi suất nhanh hơn bất kỳ lúc nào kể từ đầu những năm 1980 để làm chậm lại nền kinh tế và đủ để đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên nhưng không khiến nền kinh tế vào suy thoái. Một nền kinh tế yếu kém và hầu như không tăng trưởng có những nguy cơ nguy hại và bị đánh bật bởi một cú sốc bất ngờ, chẳng hạn như một đợt tăng giá dầu mới.

Với một chính sách tiền tệ trung lập và tốc độ tăng lãi suất sẽ không được giới hạn và phụ thuộc vào tình hình lạm phát cũng như tỷ lệ thất nghiệp mà FED mong muốn, rõ ràng là FED đang hành động một cách có vẻ tương đối cực đoan chừng nào mà lạm phát chưa ở mức FED có thể kiểm soát. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra với FED và cả nền kinh tế Mỹ là liệu tỷ lệ thất nghiệp bao nhiêu sẽ là hợp lý để không gây ra những hậu quả khó lường đối với nền kinh tế số một thế giới. Tuy nhiên ít nhất trong ngắn hạn, những áp lực của lãi suất lên giá vàng và các tài sản rủi ro là không thể bàn cãi và khiến chúng bước vào một chu kỳ giảm trong dài hạn.


caret-up-solid