Giá vàng đã có những động thái ‘lộn xộn’ trong phiên giao dịch châu Á khi chỉ số đô la Mỹ (DXY) mở rộng đà tăng vào thứ Ba.
Diễn biến thị trường
Tiếp nối đà tăng của ngày thứ Hai, chỉ số DXY trong sáng ngày thứ Ba đã cho thấy một động thái tăng giá sau khi kiểm tra đường xu hướng quan trọng sau giờ mở cửa. Kim loại quý này đã biến động mạnh khi các nhà đầu tư đang đứng trước thông tin quan trọng là Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ được dự kiến công bố vào thứ Sáu tuần này ngày 10/07.
Tỷ lệ lạm phát hàng năm được dự báo ở mức 8,2% vào tháng 5 và các số liệu tương ứng trước đây đang cho thấy áp lực giá cả vẫn đang trên 8% một cách “khá vững chắc”. Bất chấp việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất vào tháng 3 và tháng 5 nhưng không ảnh hưởng nhiều tới áp lực lạm phát, các hộ gia đình Mỹ mong muốn một mức tăng lãi suất nhiều hơn để bảo vệ thu nhập thực tế của họ.
Giá vàng có khả năng sẽ tiếp tục duy trì trạng thái ‘khó lường’ trong thời gian tiếp theo, khi chỉ số CPI của Mỹ sẽ ảnh hưởng tới quyết định lãi suất của FED vào tuần tới. Nhà đầu tư sẽ quan tâm theo dõi các số liệu lạm phát, vì một con số lạm phát cao hơn dự kiến sẽ buộc FED phải tỏ ra cực kỳ “cứng rắn” và ảnh hưởng mạnh đến kim loại quý.
Phân tích kỹ thuật giá vàng
Trên khung thời gian 4 giờ, giá vàng đang được giao dịch quanh đường xu hướng tăng của mô hình nêm tăng. Sự hình thành của mẫu biểu đồ nêm tăng biểu thị giá đang giao động trong phạm vi bị hạn chế. Đường trung bình động lũy thừa 200 kỳ (EMA) ở mức $1.865,10/oz đã đóng vai trò là ngưỡng kháng cự quan trọng. Trong khi đó, chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) đã rơi vào khoảng 20,00-40,00 cho thấy xu hướng giảm giá của kim loại quý có thể vẫn sẽ tiếp tục.
Các mốc kháng cự hỗ trợ quan trọng
Dưới đây là các mốc kháng cự hỗ trợ quan trọng cần lưu ý trong ngày hôm nay.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!