Những diễn biến trái chiều trong giao dịch thứ hai đầu tuần đã làm cho thị trường gặp phải trạng thái cực đoan khi dòng tiền đổ xô tìm USD trú ẩn trước những rủi ro về lạm phát và kỳ vọng về mức tăng 0,75% ngay trong tuần này.
Tổng quan
Sau số liệu CPI gây sốc lớn vào thứ Sáu tuần trước, giá vàng đã có những biến động ‘điên rồ’ nhất kể từ thời điểm chiến tranh xảy ra vào tháng 2 năm 2022. Ngay trong phiên giao dịch đầu tuần, giá vàng đã đánh mất hết toàn bộ mức tăng trong ngày hôm trước. Thị trường tiếp tục kỳ vọng vào một mức tăng lãi suất mạnh mẽ khiến cho đồng USD được hưởng lợi mạnh mẽ. Yếu tố cực đoan cũng đã diễn ra trên một số thị trường khác như tiền điện tử, chứng khoán.
Bên cạnh chỉ số CPI, chỉ số PPI cũng là một chỉ số thường được sử dụng trong việc đánh giá lạm phát. Đây là chỉ số giá sản xuất, thể hiện cho mức tăng của chi phí đầu vào đối với các sản phẩm. Nếu con số này tiếp tục là một con số vượt qua mức kỳ vọng của thị trường, giá vàng có thể tiếp tục sẽ giảm.
Kịch bản biến động đối với giá vàng
Kịch bản 1
Trong trường hợp số liệu dự báo tốt hơn mốc 0,8%, thậm chí số liệu thực tế lớn hơn 1,3%, giá vàng có thể sẽ tiếp tục giảm mạnh về mốc $1,790/oz khi đây tiếp tục là một con số cực đoan về số liệu lạm phát.
Kịch bản 2
Trường hợp số liệu dự báo dưới mức 0,4%, giá vàng sẽ biến động hai chiều khi xu hướng kỳ vọng về mức tăng lãi suất vẫn còn bởi con số CPI quá tiêu cực và thị trường vẫn đang chịu những ảnh hưởng cực đoan.
Kịch bản 3
Trường hợp số liệu PPI được dự báo nằm trong khoảng 0,5% - 1%, tương đương với mức kỳ vọng của thị trường ở 0,8%, giá vàng có thể sẽ ít biến động và thị trường sẽ cần thêm xúc tác từ cuộc họp FOMC vào thứ 5 tới.
Chỉ số CPI dường như đã là yếu tố thay đổi xu hướng đối với vàng và USD, đặt nặng lên FED những áp lực hơn nữa trong việc kiểm soát lạm phát. Do đó, tâm điểm của thị trường sẽ hướng về cuộc họp của FED và mức lãi suất công bố. Những thông tin về PPI sẽ có ít ảnh hưởng nếu như con số không quá gây bất ngờ.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!