VÌ SAO VÀNG CÓ VAI TRÒ TIỀN TỆ TRÊN THẾ GIỚI?

  • Chia sẻ bài viết:

Trong lịch sử kinh tế – tài chính, vàng đã được sử dụng với vai trò như tiền tệ, vật quy đổi ngang giá. Vì sao vàng có được vai trò tiền tệ? Mặc dù không còn phù hợp với nền kinh tế hiện đại, nhưng vàng vẫn có những tác động mạnh mẽ đến tiền tệ trên thế giới. Và những đặc tính nào của vàng đáp ứng vai trò tiền tệ?


Vì sao vàng có được vai trò tiền tệ?

Để tìm hiểu vì sao vàng có được vai trò tiền tệ, chúng ta cần tìm hiểu 2 ý chính của vấn đề đó là: Tiền tệ và vàng có vai trò tiền tệ như thế nào?

GOLDEN FUND

  • Tiền tệ: Tiền tệ là tiền khi chỉ xét tới chức năng là phương tiện thanh toán, là đồng tiền được luật pháp quy định để phục vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia hay nền kinh tế. Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện trao đổi khi tiền tệ môi giới cho quá trình trao đổi hàng hóa. Khi tiền xuất hiện, hình thái trao đổi trực tiếp bằng hiện vật dần dần nhường chỗ cho hình thái trao đổi gián tiếp thực hiện thông qua trung gian của tiền tệ. 
  • Vàng: Hiện nay vàng không còn được biết đến với vai trò như một loại tiền tệ trong nền kinh tế. Tuy nhiên, trong lịch sử vàng từng được sử dụng như một loại tiền tệ, tồn tại dưới hình thức một vật ngang giá chung để trao đổi hàng hóa trong nền kinh tế. Từ thời cổ đại, vàng không chỉ được xem như một thước đo giá trị vật chất quan trọng mà còn là vật lưu trữ của cải phổ biến.

Không ai biết chính xác vàng hình thành trong thời gian nào và được hình thành ra sao. Nó tồn tại và độc chiếm ngôi vị là một loại tiền tệ trong thời gian dài cho đến khi con người phát minh ra tiền giấy. Trong thời gian đầu mới xuất hiện trên thị trường kinh tế xưa, vàng được đúc nhiều dưới dạng nén, thỏi, sau này để phù hợp cho việc trao đổi hàng hóa, nó đã được đúc thành những miếng vàng mỏng còn được gọi là vàng tinh.

Đặc tính của vàng đáp ứng vai trò tiền tệ

GOLDEN FUND

Vàng là kim loại đặc biệt trong bảng tuần hoàn hóa học, được xuất hiện từ rất sớm. Đặc tính của vàng có nhiều điểm đặc biệt, đáp ứng vai trò tiền tệ trong lịch sử:

  • Đặc tính lý hóa của vàng đáp ứng mọi yêu cầu và tiêu chuẩn để đóng vai trò như tiền tệ. So với các nguyên tố khác trong bảng tuần hoàn hóa học: Vàng ổn định, khắc phục được nhiều nhược điểm của các nguyên tố hóa học khác, không có thành phần phóng xạ, không độc hại cho con người, không bị cháy, không tan trong nước hay không khí…
  • Vàng có tính đồng nhất cao: Đặc tính của vàng là độ tinh khuyết cao, không bị ảnh hưởng về mặt hóa học, oxy hóa, nhiệt lượng, độ ẩm, trơ với nhiều chất hóa học và không bị biến đổi theo thời gian. Nhìn chung, tính đồng nhất cao tạo thuận lợi cho việc đo lường và lưu trữ của vàng.
  • Vàng dễ nhận biết: Nhờ màu sắc vàng đặc trưng, độ dẻo, khối lượng riêng hay âm thanh khi va chạm… Điều này sẽ khiến vàng không bị làm giả và dễ phân biệt. Khối lượng riêng của vàng 19,3 g/cm³ khá lớn. Do vậy, nếu vàng bị pha tạp chất rất dễ nhận diện.
  • Vàng dễ phân chia nhưng không ảnh hưởng đến giá trị vốn có: Đặc trưng của vàng dẻo bậc nhất, có thể dát mỏng, đúc thành tiền xu, thép, thỏi, nhẫn… Tùy theo mục đích làm đồ trang sức hay tích trữ.
  • Vàng vật chất có thể cất giữ mãi mãi, việc vận chuyển hết sức dễ dàng. Đồng thời, với số lượng vàng nhỏ nhưng giá trị lớn, thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa lớn, tiết kiệm công sức và thời gian.

Ưu – Nhược điểm của vàng khi đóng vai trò là tiền tệ

Tiền vàng mang những đặc tính nổi bật hơn so với các kim loại khác, bởi vậy nó có thể đảm nhận vai trò tiền tệ trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, vàng cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định khi đóng vai trò tiền tệ trên thị trường kinh tế – tài chính.

GOLDEN FUND

Ưu điểm:

Vàng có tính đồng nhất cao tạo tính dễ dàng trong việc đo lường và biểu hiện giá cả của các loại hàng hóa trong quá trình trao đổi.

  • Vàng dễ dàng nhận biết, khó làm giả được dựa vào màu sắc độ dẻo và khối lượng riêng của nó.
  • Khi đóng vai trò tiền tệ, vàng dễ phân chia mà không làm ảnh hưởng đến giá trị vốn có bởi tính dẻo cao, tạo sự thuận lợi nhất định trong việc biểu hiện giá và lưu thông hàng hóa dễ dàng trên thị trường.
  • Vàng không mất giá trị theo thời gian và có thể lưu trữ trong thời gian dài mà không bị tiêu hao hay hỏng hóc. 

Nhược điểm:

  • Giá trị của vàng ngày một tăng lên và có sự chênh lệch nhất định so với các loại hàng hóa khác trên thị trường. Vàng là một loại kim loại không quá hiếm nhưng việc khai thác là có giới hạn, điều này khiến vàng trở nên hạn hẹp hơn khiến giá trị của nó tăng lên.
  • Vàng khó thực hiện lưu thông với số lượng lớn, khó vận chuyện nếu thực hiện các cuộc giao dịch xuyên quốc gia vì đặc tính khá nặng. Điều này trở thành gánh nặng không nhỏ cho các thương nhân.

caret-up-solid