Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen nói rằng giá cả "cao không thể chấp nhận được" có khả năng sẽ “gắn bó” với người tiêu dùng đến hết năm 2022 và kỳ vọng của bà về tăng trưởng nền kinh tế Mỹ sẽ chậm lại.
Bộ trưởng Bộ Tài Chính - Janet Yellen
Tại chuyên mục “This week” của đài ABC, bà nói rằng: "Chúng ta đã nhìn thấy lạm phát cao nhất từ trước đến nay trong năm nay. Nhưng lạm phát có thể đã lập đỉnh và chúng ta sẽ không còn nhìn thấy lạm phát tăng lên cho đến cuối năm 2022".
“Tôi dự đoán nền kinh tế sẽ chậm lại. Nhưng tôi không nghĩ rằng suy thoái kinh tế là không thể tránh khỏi.” Bà nói thêm.
Lạm phát của Mỹ đã tăng tốc lên 8,6% trong tháng Năm - mức cao nhất trong vòng 40 năm cho thấy áp lực giá cả đang ngày một bền vững trong nền kinh tế. Những con số đó đã làm tiêu tan mọi hy vọng rằng lạm phát đang bắt đầu giảm xuống, khiến Cục Dự trữ Liên bang mở đợt tăng lãi suất lớn nhất kể từ năm 1994.
Theo bà Yellen, lý do đằng sau cho sự “cứng đầu” của lạm phát là “toàn cầu chứ không phải cục bộ”. Bà chỉ ra rằng cuộc chiến ở Ukraine và hàng hóa đến từ Trung Quốc bị gián đoạn do dịch Covid kéo theo nguồn cung năng lượng cũng bị gián đoạn ảnh hưởng.Đây là những nguyên nhân chính của lạm phát cao và “cứng đầu”.
“Những yếu tố này khó có thể giảm ngay lập tức”- Bà nói thêm.
Dự báo của các chuyên gia về suy thoái
Chủ tịch Loretta Mester của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Cleveland lặp lại quan điểm của Yellen rằng tăng trưởng sẽ chậm lại, đồng thời cho rằng mối đe dọa về một cuộc suy thoái của Hoa Kỳ đang gia tăng.
"Rủi ro suy thoái đang gia tăng một phần vì chính sách tiền tệ có thể đã xoay chiều sớm hơn một chút so với dự kiến", bà nói vào Chủ nhật trên chuyên mục "Face the Nation" của CBS. Chuyên mục đã đề cập đến những lời chỉ trích rằng FED đã không thể tăng lãi suất ở những dấu hiệu đầu tiên của lạm phát tăng tốc vào cuối năm ngoái.
L.Mester cho rằng có thể mất vài năm để tỷ lệ lạm phát hàng năm trở lại gần với mục tiêu 2% của FED.
Theo ước tính mới nhất của Bloomberg Economics, giá cả tăng vọt đang làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng Mỹ và “sự suy thoái kinh tế vào đầu năm 2024” - cụm từ này thậm chí chỉ mới xuất hiện vài tháng trước thì giờ xác suất dự báo suy thoái đã lên tới 75% theo ước tính mới nhất của Bloomberg Economics.
Brian Deese, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia của tổng thống Biden đã vẽ nên một bức tranh kinh tế tươi sáng hơn Yellen và những gì các quan chức FED đang nói. Deese đề cập đến "các nhà dự báo độc lập", những người "thấy lạm phát bắt đầu ở mức vừa phải trong suốt năm nay."
Ông cũng bày tỏ hy vọng rằng việc Quốc hội thông qua dự luật giảm giá thuốc kê đơn, ưu đãi thuế đối với năng lượng và các biện pháp khác sẽ giảm bớt áp lực tài chính lên các hộ gia đình. Yellen cho biết việc giảm thuế xăng dầu là “đáng xem xét” nếu nó có thể giúp người tiêu dùng vượt qua lạm phát.
Deese nói trên CBS: “Chúng tôi có cơ sở thực sự để thực hiện những điều này. Lý do bởi mức tiết kiệm của các hộ gia đình đang cao và tỷ lệ thất nghiệp là 3,6%. Ông nói rằng chính quyền tìm cách giảm lạm phát mà không cần phải “đánh đổi tất cả để duy trì tăng trưởng kinh tế”.
Tuy nhiên, FED vào hôm thứ Tư tuần trước dự báo rằng một số chỉ số giá quan trọng sẽ có thể tăng trong những tháng tới. Theo một quan chức Fed, lãi suất cao hơn có thể khiến tỷ lệ thất nghiệp lên tới 4,5%.
Lạm phát vẫn đang là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất gần đây khi chỉ số CPI tiếp tục tăng mạnh khiến FED tiếp tục tăng lãi suất 0,75%. Tuy nhiên, hệ quả đi kèm theo là suy thoái kinh tế có thể sẽ xảy ra khi chi tiêu sụt giảm và tình hình sản xuất gặp khó khăn lớn bởi chuỗi cung ứng gián đoạn. Trong một môi trường kinh tế suy thoái, người dân có xu hướng tiết kiệm và thắt chặt chi tiêu, phân bổ vào các tài sản an toàn và có giá trị bảo đảm như vàng.